
Sau nhiều ngày tìm kiếm trên biển và tiếp tục mở rộng khu vực tìm kiếm trên bộ nhưng chưa có kết quả, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, hôm qua (14-3) các lực lượng tìm kiếm chiếc máy bay của Ma-lai-xi-a mất tích vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ, nhưng đã chuyển từ tìm kiếm khẩn cấp sang duy trì thường xuyên.
Sau nhiều ngày tìm kiếm trên biển và tiếp tục mở rộng khu vực tìm kiếm trên bộ nhưng chưa có kết quả, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, hôm qua (14-3) các lực lượng tìm kiếm chiếc máy bay của Ma-lai-xi-a mất tích vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ, nhưng đã chuyển từ tìm kiếm khẩn cấp sang duy trì thường xuyên.
Chủ động bảo đảm hậu cần - kỹ thuật cho lực lượng tìm kiếm
Kết thúc 7 ngày tìm kiếm chiếc máy bay của Ma-lai-xi-a mất tích, máy bay của Quân chủng Phòng không - Không quân và Quân chủng Hải quân đã thực hiện hàng chục lần chuyến bay quan sát tìm kiếm.
Riêng ngày hôm qua (14-3), Lữ đoàn Không quân 918 đã thực hiện 4 lần chuyến bay tìm kiếm. Các chuyến bay đều bảo đảm an toàn tuyệt đối. Thượng tá Trần Quốc Lập, Chủ nhiệm Hậu cần Sư đoàn Không quân 370 cho biết:
“Việc bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho máy bay được các đơn vị đặc biệt chú trọng. Sư đoàn 370 có nhiệm vụ bảo đảm xăng dầu cho các lực lượng bay thực hiện tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn tại các sân bay: Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Cà Mau và Phú Quốc. Cán bộ, nhân viên ngành hậu cần - kỹ thuật toàn đơn vị luôn cố gắng thực hiện nhiệm vụ với khả năng cao nhất, coi đây như nhiệm vụ chiến đấu và mang tính chất nhân đạo quốc tế”.
|
Tiếp nhiên liệu, kiểm tra kỹ thuật chuẩn bị bay cho máy bay AN-26. Ảnh: Kiên Khoa
|
Với tần suất bay nhiều, lượng dầu bay cần cung ứng rất lớn, có ngày phải dùng hơn 40.000 lít dầu bay cho tất cả các chuyến, tuy nhiên Sư đoàn Không quân 370 luôn chủ động bảo đảm kịp thời nhiên liệu cho các loại máy bay.
Nhờ vậy, các máy bay CASA-212 ở sân bay Tân Sơn Nhất và máy bay DHC-6 ở sân bay Phú Quốc đã cất cánh kịp thời, bảo đảm tốt thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm nhiều ngày qua. Thiếu tá Vũ Chí Công, Phó tiểu đoàn trưởng Kỹ thuật của Lữ đoàn Không quân 918 trao đổi thêm:
“Công tác bảo đảm hậu kỹ thuật những ngày qua có cường độ cao với thời gian khẩn trương và khối lượng công việc rất lớn. Chúng tôi tiếp nhận dầu bay, tiến hành nạp nhiên liệu và thực hiện từng thao tác kỹ thuật tỷ mỷ, cẩn thận, chính xác. Mọi người luôn hỗ trợ cho nhau trong quá trình làm việc để bảo đảm thời gian chuẩn bị ngắn nhất và hệ số an toàn bay tốt nhất”.
Thu thập, xử lý kịp thời các thông tin
Chiều 14-3, từ sân bay Tân Sơn Nhất, máy bay CASA-212 số hiệu 8981 thuộc lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam do tổ bay của Lữ đoàn Không quân 918 điều khiển tiếp tục bay ở khu vực Đông Nam đảo Phú Quốc (Kiên Giang) để tìm kiếm chiếc máy bay Ma-lai-xi-a mất tích.
Tổ lái do Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng làm cơ trưởng đã điều khiển máy bay bay ở độ cao trung bình 300m để quan sát mặt biển, tìm kiếm những dấu vết khả nghi liên quan đến chiếc máy bay mất tích.
Khi máy bay đến tọa độ 08 độ 24’18’’E - 104 độ 12’55’’N thuộc phía bên trái đường bay của máy bay Ma-lai-xi-a và gần với điểm máy bay này mất tín hiệu liên lạc, lực lượng tìm kiếm đã phát hiện những dấu hiệu bất thường trên mặt biển với những luồng, vệt lớn nổi trên mặt biển, nghi là bùn, tảo và phù du bị xới lên từ đáy biển.
Hệ thống chụp hình, quay video của máy bay CASA-212 đã tiến hành chụp và ghi hình chuyển về trung tâm xử lý của Cục Cảnh sát biển để phân tích. Đại tá Lê Kiêm Toàn cho biết: “Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, chúng tôi đã hạ độ cao quan sát rất kỹ.
Các luồng, vệt dài, có vị trí nổi gần nhau trên mặt biển... bước đầu chúng tôi xác định không phải là vết dầu loang và có thể xem đây là những dấu hiệu nghi vấn liên quan đến máy bay Ma-lai-xi-a mất tích. Hình ảnh và video về các luồng, vệt này đã được thu thập và chuyển ngay về trung tâm để phân tích, xử lý".
Theo Đại tá Lê Kiêm Toàn, những ngày tiếp theo, đơn vị sẽ căn cứ vào mệnh lệnh, chỉ đạo của cấp trên, sẵn sàng triển khai bay tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ với trách nhiệm và nỗ lực, quyết tâm cao nhất”.
Về việc ông Michael Jerome Mckay - làm việc tại giàn khoan dầu Songar Mecur nói đã tận mắt chứng kiến một chiếc máy bay bốc cháy trong khoảng 10-15 giây trước khi rơi xuống vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu vào rạng sáng 8-3, Việt Nam đã mời ông Michael Jerome Mckay vào đất liền tìm hiểu cụ thể.
Tuy nhiên, dựa theo những thông tin mà ông Michael Jerome Mckay cung cấp, máy bay và tàu của Không quân Cảnh sát biển và Hải quân Việt Nam đã tới khu vực để tìm kiếm nhưng không phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào khả nghi liên quan đến máy bay Ma-lai-xi-a mất tích.
Thông tin từ Văn phòng Ủy ban Quốc gia TKCN cho biết: Trong ngày 14-3, Không quân, Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam sử dụng 3 máy bay trong đó có 2 chiếc AN 26, 1 chiếc CASA tuần thám biển, cùng 7 tàu thủy gồm: SAR 413, CSB 2002, CSB 2003, HQ 954, HQ 637, KN 774 và tàu HQ 627 làm công tác bảo đảm hậu cần, tiếp tục tìm kiếm những khu vực nghi vấn.
Máy bay của Không quân nhân dân tìm kiếm dọc theo FIR Hồ Chí Minh từ kinh độ 103 đến kinh độ 108. Tàu thủy của Hải quân và Cảnh sát biển tìm kiếm từ đường phân định thềm lục địa của Việt
Lực lượng nước ngoài tham gia tìm kiếm trong khu vực gồm: Trung Quốc có 2 máy bay (IL-76, TU 154), Nhật Bản 1 máy bay (C130-H số hiệu JAF 302) và Ma-la-xi-a 2 máy bay (1 C130 và 1 trực thăng).
Hôm nay (15-3), Việt Nam vẫn duy trì hoạt động tìm kiếm chiếc máy bay của Ma-lai-xi-a mất tích, nhưng vẫn theo hướng chuyển từ tìm kiếm khẩn cấp sang duy trì thường xuyên, tăng cường trao đổi thông tin giữ các lực lượng tìm kiếm của Việt Nam với lực lượng tìm kiếm của các nước để kịp thời xử lý mọi dấu hiệu khả nghi liên quan đến máy bay mất tích.
Dự kiến 14 giờ ngày hôm nay (15-3), Tổng Tham mưu trưởng, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ sẽ họp với các cơ quan, đơn vị chức năng để nghe báo cáo về tình hình và sẽ có những chỉ đạo tiếp theo về việc tìm kiếm chiếc máy bay của Ma-lai-xi-a mất tích.
Theo QĐND Online
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin