Nông dân và nhà khoa học

08:12, 18/12/2013

Cách làm của nông dân, đương nhiên về lâu dài hẳn là không thể so sánh với khoa học. Nhưng, trước mắt khi khoa học chưa thể chứng minh sự hiệu quả, thì đương nhiên nông dân phải tự mày mò, làm theo cách của mình. Hai Lúa tui muốn trở lại câu chuyện bệnh chổi rồng, vẫn chưa có hồi… kết thúc.

Cách làm của nông dân, đương nhiên về lâu dài hẳn là không thể so sánh với khoa học. Nhưng, trước mắt khi khoa học chưa thể chứng minh sự hiệu quả, thì đương nhiên nông dân phải tự mày mò, làm theo cách của mình. Hai Lúa tui muốn trở lại câu chuyện bệnh chổi rồng, vẫn chưa có hồi… kết thúc.

Có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, có hội thảo khoa học hẳn hoi, tuy nhiên theo cách tính của bà con thì mỗi ký lô nhãn phải chi phí vài ngàn đồng. Trong khi cách làm của anh Tám chỉ tốn có 1.000 đ/kg nhãn. Còn về năng suất thì bà con đều đã thấy, chỉ với chưa tới 3 công nhãn, mà mới có mấy năm gần đây, anh Tám đã phất lên thấy rõ.

Bằng chứng là hôm rồi, vừa thu hoạch xong mùa nhãn, anh Tám đã chịu chơi “bao nguyên chiếc xe du lịch gần chục triệu bạc”, chở tất cả các em, các cháu làm công đi du lịch chơi, lấy tinh thần để tiếp tục phụ chăm sóc vườn nhãn nhà mình.

Thêm chi tiết này nữa mới quan trọng đây. Các loại thuốc của anh Tám pha trộn để trị bệnh chổi rồng, cũng không ảnh hưởng gì đến các loài tôm, cá dưới mương. Còn một số bà con xung quanh, xịt các loại thuốc khác, thì cá phơi bụng trắng ao.

Chuyện này, rất mong các nhà quản lý, các nhà khoa học cần phải xem xét lại. Và phải có phương pháp nào hay hơn của anh Tám, hiệu quả và thuyết phục hơn, để người làm vườn an tâm sản xuất.

Hailua@.com

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh