Đó là câu nói “nổi tiếng” của anh Tám “nhãn” ở xứ cù lao. Anh Tám có mấy công đất, hồi nào tới giờ chỉ trồng duy nhất cây nhãn không thay đổi. Mấy đợt sâu bệnh hoành hành, bà con lao đao, cứ hết trồng lại đốn, vài năm lại thay cây khác.
Đó là câu nói “nổi tiếng” của anh Tám “nhãn” ở xứ cù lao. Anh Tám có mấy công đất, hồi nào tới giờ chỉ trồng duy nhất cây nhãn không thay đổi. Mấy đợt sâu bệnh hoành hành, bà con lao đao, cứ hết trồng lại đốn, vài năm lại thay cây khác. Anh Tám kiên trì tìm tòi học hỏi, vừa tự mày mò chữa bệnh cho cây. Xung quanh, vườn ai cũng xơ xác, bây giờ chỉ có mấy công nhãn của anh Tám là xanh mịt trời.
Anh Tám nói rằng: “Sâu bệnh đối với tôi là cơ hội, chớ không phải là thách thức”. Không phải ảnh “nổ”, mà sự thật là vậy đó! Vườn nhãn của ảnh… nhờ chổi rồng, mà bây giờ bán trên nửa tỷ bạc. Vì đâu còn bao nhiêu nhãn, nên nó lên giá.
Anh Tám phân tích, đành rằng dịch bệnh làm khổ nông dân, nhưng làm ruộng vườn cũng phải “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.
Làm vườn phải giỏi và cũng phải kiên trì. Trong số những người lao đao vì sâu bệnh, cũng có người cứ hay ngóng theo người khác, thấy người ta làm có ăn là về lo đốn vườn để thay cây khác. Như anh Ba xóm trên, có 5 công vườn mà chục năm nay, ảnh đốn rồi đổi cây không dưới 3 lần. Như vậy làm sao mà khá được?
Bà con đốn cây vì sâu bệnh cũng có, mà đốn cây vì giá cả nhiều năm nó hạ xuống rẻ như cho, nên ngao ngán. Mà đa phần là thấy cây nào có giá thì nhảy theo trồng, tới hồi nhiều quá thì nó dội chợ là cái chắc. Làm vườn như anh Tám, có cái hay là giữ vững một thứ cây, lâu năm mình cũng có nhiều kinh nghiệm với nó. Vượt qua đợt dịch chổi rồng vừa rồi, đã chứng tỏ là anh Tám nói đúng. Đây cũng là kinh nghiệm quý báu đối với bà con làm vườn mình đó!
Hailua@.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin