Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, tình hình sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và mang thai ở tuổi vị thành niên ở Việt Nam còn nhiều vấn đề phải quan tâm.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, tình hình sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và mang thai ở tuổi vị thành niên ở Việt Nam còn nhiều vấn đề phải quan tâm.
Là một trong những quốc gia có tỷ lệ trẻ vị thành niên mang thai cao nhất thế giới, việc Việt Nam tham gia hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 2013 với chủ đề “Mang thai ở tuổi vị thành niên” có ý nghĩa thiết thực.
Còn nhiều bất cập
Tại buổi họp báo hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 2013 diễn ra sáng 10-7, tại Hà Nội, ông Nguyễn Đức Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em cho biết: Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên của nước ta còn đối mặt với nhiều khó khăn.
Hiểu biết về sức khỏe sinh sản, cách ứng xử và kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên còn hạn chế; giáo dục về sức khỏe sinh sản vẫn là một vấn đề nhạy cảm trong khi tâm sinh lý của các em phát triển sớm hơn (theo Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (SAVY 2), tuổi dậy thì đến sớm (14,21 tuổi), tuổi quan hệ tình dục lần đầu sớm (18, 1 tuổi) trong khi đó tuổi kết hôn lại muộn (26,6 tuổi)).
Trên thực tế, không chỉ có những trường hợp mang thai ở tuổi 17-18, mà một số nơi, có những em bé gái chỉ mới 12-13 tuổi đã mang thai, để lại những hậu quả lớn không chỉ về thể chất mà còn tinh thần.
Tình trạng quan hệ tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở vị thành niên, thanh niên ở Việt
|
Tư vấn cho các em học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên. Ảnh: baoquangngai.vn.
|
Trong khi đó, theo số liệu Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ MÍC năm 2011, nhu cầu chưa được đáp ứng về phương tiện tránh thai ở nhóm người trẻ từ 15 đến 19 tuổi là 35,4% và nhóm thanh niên từ 20 đến 24 tuổi là 34,6%.
Quan trọng nhất vẫn là tuyên truyền, giáo dục!
Để từng bước khắc phục tình trạng mang thai ở vị thành niên, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên.
Tuy nhiên, một trong những biện pháp quan trọng để đẩy lùi tình trạng mang thai ở vị thành niên mà chính các bạn trẻ cho rằng có hiệu quả lớn là tăng cường tiếp cận giáo dục giới tính, tuyên truyền cho vị thành niên, thanh niên hiểu rõ được những tác động tiêu cực của việc mang thai ở độ tuổi này.
Việc tuyên truyền, giáo dục có thể diễn ra dưới nhiều hình thức như: Trang bị cho các bậc cha mẹ kiến thức, kỹ năng để làm bạn với con, cùng con trao đổi thẳng thắn những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản; nhà trường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề cung cấp, chia sẻ những thông tin hữu ích về sức khỏe sinh sản; xây dựng các mô hình, các câu lạc bộ về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục; tăng cường các dịch vụ về sức khỏe sinh sản thân thiện…
Nhu cầu được cung cấp kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên là vô cùng bức thiết. Bởi vậy, cần trao cho vị thành niên, thanh niên kiến thức, kỹ năng để họ có thể tự bảo vệ mình.
Theo QĐND Online
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin