“Hợp tác vì nước” nhằm bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước (TTN) đang đặt ra nhiều thách thức. Vấn đề trên từng được đưa ra tại hội thảo “Hợp tác vì nước” tổ chức tại Cần Thơ, thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Nguồn nước sông Mekong đang đặt ra nhiều thách thức trong việc bảo vệ, khai thác và sử dụng giữa các quốc gia.
“Hợp tác vì nước” nhằm bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước (TTN) đang đặt ra nhiều thách thức. Vấn đề trên từng được đưa ra tại hội thảo “Hợp tác vì nước” tổ chức tại Cần Thơ, thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Theo PGS, TS Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu- Đại học Cần Thơ: Vùng ĐBSCL là nơi tiếp nhận toàn bộ nước từ sông
Mỗi năm sông Mekong chuyển về vùng đồng bằng này từ 450- 475 tỷ m3 nước, khoảng 160 triệu tấn phù sa và mang lại một nguồn lợi cá tự nhiên rất lớn. Mỗi năm vùng ĐBSCL nhận một lượng mưa dao động vào khoảng 1.600- 2.200mm. Trữ lượng nước ngầm của vùng này cũng rất lớn, tổng lượng nước dưới đất dự trữ ở ĐBSCL ước lượng vào khoảng 85- 90 triệu m3/ngày.
Cục Quản lý TNN thông tin, trữ lượng khai thác nước dưới đất vùng ĐBSCL khoảng 30 triệu m3/ngày, gồm nước ngọt khoảng 26,3 triệu m3/ngày, nước mặn khoảng 3,6 m3/ngày. Tuy nhiên, phân bố tầng chứa nước ngọt và nước mặn xen kẽ nhau nên việc khai thác sử dụng nước tiềm ẩn nhiều nguy cơ xâm nhập mặn.
Thống kê sơ bộ, vùng ĐBSCL hiện có hàng triệu giếng khai thác nước dưới đất, khai thác với tổng lưu lượng khoảng 1,5 triệu m3/ngày đêm vụ cấp nước cho khoảng 17 triệu người.
Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 thì tổng diện tích các khu công nghiệp thuộc vùng ĐBSCL khoảng gần 6.000ha với tổng nhu cầu sử dụng nước khoảng 240.000 m3/ngày.
Ngoài ra, việc khai thác sử dụng nước cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ lẻ cũng tương đối lớn và chưa được thống kê.
Với khả năng khai thác nước dưới đất khoảng 29,3 triệu m3/ngày đêm, nguồn nước này có khả năng đáp ứng cho mục đích sinh hoạt và sản xuất trong các khu công nghiệp. Tuy nhiên, trữ lượng khai thác lại phân bố không đồng đều giữa các địa phương.
Sự phân bố nguồn nước ở ĐBSCL không đồng đều gây những khó khăn nhất định cho việc sử dụng nước. Lưu lượng mùa lũ của sông Mekong đổ về có thể lên đến gần 40.000 m3/s nhưng trong mùa khô, có năm tụt thấp đến 1.200- 1.700 m3/s tạo nên tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn kéo dài.
Sự phân bố lượng mưa theo thời gian cũng bất tương xứng, như lượng mưa mùa khô vùng ĐBSCL không đến 10% kéo dài gần 7 tháng so với 90% tập trung vào 5 tháng mùa mưa. Sự khô hạn còn là nguyên nhân gây hiện tượng nhiễm phèn khiến chất lượng nước bị chua, đặc biệt là đầu mùa mưa.
Ngành chuyên môn nhận định, những năm gần đây có nhiều dấu hiệu cho thấy TNN ở ĐBSCL đang bị suy thoái cả về số lượng và chất lượng cũng như sự thay đổi động thái của dòng chảy theo mùa.
Các số liệu quan trắc thủy văn cho thấy từ trận lũ lịch sử năm 2000 đến nay, dòng chảy mùa lũ từ thượng nguồn xuống vùng đồng bằng ngày càng giảm sút rõ rệt, năm 2010 được xem là năm mà có dòng chảy thấp nhất hàng thập kỷ nay.
Lũ thấp kết hợp với tình trạng không khí khô nóng làm nhiều vùng ven biển bị khô hạn nghiêm trọng, nước mặn từ biển Đông xâm nhập sâu vào đất liền khiến nhiều nơi gặp khó khăn hơn trong việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất. Hiện tượng sụt giảm tầng nước ngầm cũng rất đáng lưu ý, nhiều nơi nước ngầm sụt giảm 3- 5m hoặc hơn nữa so với nhiều năm trước.
Hầu hết các tỉnh thành đều có hình thành các khu công nghiệp, khu chế biến và các nhà máy dọc theo ven sông lớn khiến nước thải công nghiệp chưa được xử lý có cơ hội làm chất lượng nước suy thoái tới mức báo động. Biến đổi khí hậu tác động mạnh lên TNN.
Nhiều kết quả nghiên cứu đều cho thấy trong tương lai, nhiệt độ khu vực vùng ĐBSCL có xu thế gia tăng dần khiến khô hạn nghiêm trọng hơn, lượng mưa thay đổi thất thường, sự phân bố lượng mưa theo tháng đang có dấu hiệu biến động khác với những quy luật nhiều năm trước, bão đang có hướng dịch chuyển xuống các tỉnh phía Nam vào cuối năm và khó dự báo hơn.
Tại hội thảo “Hợp tác vì nước” được tổ chức tại Cần Thơ, nhiều diễn giả bày tỏ quan ngại khi nguồn TNN vùng ĐBSCL bị đe dọa do các ảnh hưởng nguy cơ chưa lường hết được từ các công trình khai thác nguồn nước ở các quốc gia thượng nguồn sông Mekong.
Hàng loạt đập nước, nhà máy thủy điện đang và sẽ hình thành trên các sông nhánh và cả dòng sông chính ở Trung Quốc, Lào và
Thiếu hụt nguồn nước đe dọa nền nông nghiệp ĐBSCL mất bền vững.
Biến đổi khí hậu, nước biển dâng và những tác động về vấn đề nguồn nước xuyên biên giới đang và sẽ là những thử thách rất lớn uy hiếp sự phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam khiến nền nông nghiệp vùng ĐBSCL có thể bị mất bền vững.
Cũng tại hội thảo trên, nhiều ý kiến thống nhất việc các cơ quan quản lý tài nguyên và cộng đồng địa phương phải có liên kết, có cam kết chính trị và đầu tư tài chính hiệu quả trong việc kiểm kê, quy hoạch, khai thác, phân phối, sử dụng và bảo vệ môi trường nước.
Quy hoạch nguồn nước không thể giới hạn trong phạm vi một địa phương mà phải đặt trong bối cảnh lớn hơn ở cấp liên vùng, lãnh thổ địa lý quốc gia và liên quốc gia. Theo đó, phải có cơ chế pháp lý thông qua các đàm phán chính trị nhằm cân đối và giải quyết các mâu thuẫn nguồn nước giữa các quốc gia ở lưu vực.
“Nước sạch và Vệ sinh môi trường đảm bảo, an toàn, bền vững” là chủ đề Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường do Thủ tướng Chính phủ phát động từ 29/4 đến 6/5/2013. Theo đó, mục tiêu chính của chương trình tập trung vào khu vực nông thôn với các hoạt động đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường; tăng cường tuyên truyền, thay đổi nhận thức của người dân nhằm tăng tỷ lệ số người được sử dụng nước sạch. Phấn đấu đến hết 2015 có 85% dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 65% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh, 100% trường học mầm non, phổ thông và trạm y tế xã đủ nước sạch. |
Bài, ảnh: THÀNH LONG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin