Mỗi năm Vĩnh Long đón hàng chục ngàn du khách đến tham quan sông nước miệt vườn, nên việc bảo đảm an toàn cho du khách luôn được quan tâm hàng đầu. Vừa qua, TP Vĩnh Long đã ra mắt Đội tự quản về trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường thủy và trật tự an toàn xã hội.
Bài, ảnh: TUYẾT HIỀN
Để kịp góp phần đảm bảo bình yên sông nước, thành viên đội tàu du lịch thường quan sát ghe tàu đi lại trên sông.
Mỗi năm Vĩnh Long đón hàng chục ngàn du khách đến tham quan sông nước miệt vườn, nên việc bảo đảm an toàn cho du khách luôn được quan tâm hàng đầu. Vừa qua, TP Vĩnh Long đã ra mắt Đội tự quản về trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường thủy và trật tự an toàn xã hội.
Theo ông Hồ Quyết Tiến- Phó trưởng Công an TP Vĩnh Long- Ủy viên Thường trực Ban ATGT TP Vĩnh Long: Không chỉ giữ bình yên sông nước, đây còn là lực lượng trực tiếp bảo vệ an toàn cho du khách.
Giữ trật tự đường sông
TP Vĩnh Long có 2 tuyến sông đi qua (sông Tiền và sông Cổ Chiên). Cặp sông lại có nhiều công trình trọng yếu như: cầu Mỹ Thuận, nhà máy nước, bến phà, bến tàu khách. Ngoài ra, còn có chợ cá (với nhiều tàu thuyền neo đậu), bến tàu khách…
Ông Hồ Quyết Tiến cho biết: Tình hình giao thông diễn biến khá phức tạp như: chuyên chở quá vạch mép nước an toàn, tai nạn đường sông, sử dụng ghe cào điện...
Điển hình như vụ đứt cáp mỏ bàn phà làm rơi 7 môtô và 4 người xuống sông năm 2008, xà lan đụng ghe chở cá (đang đậu ở chợ cá) năm 2011, xà lan chở đá đụng Trạm thủy văn Mỹ Thuận năm 2009. Gần đây nhất, tháng 4/2013 là vụ xà lan đụng 3 bè cá ở xã Tân Hòa (TP Vĩnh Long).
Các vụ này đều gây thiệt hại tài sản hàng trăm triệu đồng, rất may không có thiệt hại về người. Ngoài ra, tình trạng trộm cắp tài sản: hệ thống phao tiêu, biển báo, tài sản nhà dân, gạo trong kho ven sông… cũng khá phức tạp, đặc biệt ở địa bàn giáp ranh.
Đội tự quản tập hợp 49 thành viên là tài công, thợ lặn, người làm nghề chài lưới… tự nguyện tham gia. Theo đó, chia thành 2 đội nhỏ đặt tại khu vực bến tàu khách du lịch TP Vĩnh Long- quản lý sông Cổ Chiên, đoạn từ Khu Du lịch Trường An (Tân Ngãi- TP Vĩnh Long) đến giáp xã Thanh Đức (Long Hồ); khu vực cầu Mỹ Thuận- quản lý sông Tiền, đoạn từ Khu Du lịch Trường An đến giáp xã An Nhơn (Châu Thành- Đồng Tháp).
Nhiệm vụ của đội là tuyên truyền, giáo dục về Luật Giao thông đường thủy cho người dân xung quanh, vận động người dân tham gia tố giác các hành vi vi phạm pháp luật; nắm thông tin, tình hình về trật tự trên sông, kịp thời báo cho lực lượng chức năng; cùng tham gia tuần tra, kiểm tra đảm bảo an toàn trên các đoạn sông; tham gia trục vớt, cứu hộ cứu nạn theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Đặc biệt là phát hiện, trực tiếp ứng cứu, bảo vệ tài sản, tính mạng người bị nạn.
Anh Trần Quang Minh (An Bình- Long Hồ)- tài công, Đội trưởng đội tự quản khu vực bến tàu khách du lịch TP Vĩnh Long vui vẻ: “Anh em trong đội chủ yếu sinh sống bằng nghề lái đò, thâm niên hàng chục năm nên hầu hết đã biết nhau từ trước, qua những lần cứu nạn thì càng hiểu và gắn bó với nhau hơn”.
Chỉ tay ra đoạn sông Cổ Chiên- khu vực từ kè Phường 2 đến kè Phường 5, anh nói: “Trên đoạn sông này, anh em bến tàu đã cứu khoảng 6- 7 trường hợp gặp nạn, tự trầm…”
Trực tiếp bảo vệ khách du lịch
Ông Hồ Quyết Tiến cho biết thêm, mặc dù chưa có trật tự viên du lịch hay cảnh sát du lịch như những thành phố lớn khác. Tuy nhiên, bên cạnh lực lượng bảo vệ dân phố thì đội tự quản này là những người trực tiếp đưa rước khách du lịch, là lực lượng đầu tiên và trực tiếp ứng cứu khi cần thiết.
Theo anh Trần Quang Minh, cứu nạn trên sông lúc nào cũng cần đông người vì càng đông thì việc phân công ứng cứu càng dễ dàng, cơ hội bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản người gặp nạn càng cao. Việc thành lập đội tự quản sẽ tạo thuận lợi cho anh em hoạt động.
“Sau khi thành lập, tôi có thể dễ dàng liên lạc với các ban ngành. Nhờ đó, việc hỗ trợ về phương tiện, dụng cụ… ứng cứu sẽ kịp thời hơn. Hy vọng sắp tới đội sẽ được tập huấn về sơ cấp cứu để ngày càng chuyên nghiệp hơn”.
Anh Trần Quang Minh: “Tất cả vì tình người mà, cứu được người rất vui nên dù tham gia tự nguyện (không lương) nhưng anh em rất nhiệt tình”. |
Hơn 10 năm đưa rước khách du lịch, anh Minh tâm sự: Khách xuống tàu rồi, chừng nào lên bờ thì mới yên tâm.
Công ty có trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ cho du khách nên rất an toàn. Nhưng thỉnh thoảng cũng xảy ra những sự cố nhỏ như: khách trượt chân, làm rớt dụng cụ (máy ảnh, ống nhòm…) xuống nước, thậm chí như ra vào chụp hình bị đụng đầu lên mui thuyền dẫn đến bị trầy xước…
Những trường hợp như vậy, ngoài hướng dẫn viên, nếu tài công cũng biết cách xử trí thì sẽ kịp thời bảo vệ khách. Việc đó sẽ để lại thiện cảm và ấn tượng đẹp trong lòng họ.
Đại diện Công ty CP Du lịch Cửu Long cho biết: Mỗi năm có khoảng 40.000 du khách đến Vĩnh Long, hầu hết đều đi lại bằng đò. Công ty luôn trang bị dụng cụ bảo hộ an toàn cho hành khách trước khi xuất bến. Đội ngũ lái tàu phải hội đủ các điều kiện như: bằng lái, sức khỏe tốt và có kinh nghiệm trên sông nước… Khi thành lập đội trật tự này, công ty rất mừng vì có thể tạo thêm cho du khách cảm giác an toàn.
“Hiện đội đã được trang bị phao cứu sinh, áo phao, đèn pin, dây thừng và phương tiện, dụng cụ hiện có của các thành viên nên cơ bản đáp ứng yêu cầu, từng bước sẽ trang bị thêm. Sau khi ra mắt, công an thành phố sẽ phối hợp với các ngành tập huấn, hướng dẫn cho đội hoạt động”- ông Hồ Quyết Tiến nói.
Thiết nghĩ, với lực lượng tự quản đường sông luôn xông xáo, nhiệt tâm vì an toàn tính mạng và tài sản của người khác sẽ giúp du khách hoàn toàn yên tâm khi tham quan xứ sở miệt vườn sông nước, góp phần xây dựng hình ảnh thành phố du lịch an toàn và thân thiện.
Cô Liz Wonnacott- khách du lịch người
Tôi đã đến Việt Cô Elisa- khách du lịch
Tôi đến Việt Ông Nguyễn Văn Nhiễn (Phường 1- TP Vĩnh Long):
Đi du lịch đường sông rất mát mẻ và vui vẻ, nhưng chúng tôi lại hơi lo vì không biết bơi. Nếu có đội trật tự bảo vệ đường sông thì tốt quá vì những người tay ngang sẽ không biết cách cứu người khi sự cố xảy ra. Có đội trật tự này, chắc chắn hình ảnh của du lịch Vĩnh Long sẽ trở nên thân thiện và an toàn hơn trong lòng du khách. TƯƠI- HIỀN (ghi)
|
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin