Ngày 6/5, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị huy động nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch cúm A (H7N9) ở Việt Nam.
Ngày 6/5, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị huy động nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch cúm A (H7N9) ở Việt Nam.
Hội nghị được tổ chức trong khuôn khổ Đối tác Phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người nhằm xác định những ưu tiên cần hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ tài chính cho các hoạt động phòng chống và sẵn sàng đối phó với cúm A(H7N9) tại Việt
Hội nghị huy động nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch cúm A (H7N9) ở Việt
Tính đến ngày 4/5, theo ghi nhận của Cơ quan đầu mối IHR - Tổ chức Y tế Thế giới, tổng số ca nhiễm cúm A (H7N9) tại Trung Quốc là 128 người; trong đó có 27 ca tử vong, 26 bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh và xuất viện, 75 bệnh nhân khác đang được chăm sóc và điều trị đặc biệt.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Việt Nam đang quan ngại về khả năng xâm nhập và bùng phát dịch cúm A (H7N9) tại Việt Nam trước tình hình dịch cúm A (H7N9) đang diễn biến phức tạp tại một số nơi ở Trung Quốc.
Việt Nam có đường biên giới dài với Trung Quốc, bên cạnh đó sự giao lưu, qua lại của hành khách nhập cảnh cũng như trao đổi hàng hóa từ Trung Quốc rất lớn, đặc biệt là gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc không được kiểm dịch... nên khả năng lây lan dịch là rất cao.
Trước thực trạng này, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT cùng các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố quyết liệt triển khai các biện pháp chủ động phòng chống dịch; xây dựng tình huống phòng chống, huy động hệ thống giám sát, xét nghiệm... phát hiện sớm các trường hợp nhiễm vi rút cúm trên người cũng như gia cầm; chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực sẵn sàng điều trị, xử lý triệt để từng ca bệnh, ổ dịch, không để dịch bùng phát.
Cũng tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám khẳng định: Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy vi rút H7N9 lây từ người sang người và cũng chưa có trường hợp lây nhiễm nào được ghi nhận ở Việt
Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch, nguy cơ lây nhiễm và xuất hiện tại Việt
Bộ NN&PTNT cho biết, Bộ đã phối hợp với Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đã tiến hành xét nghiệp hơn 500 mẫu gia cầm. Tất cả những mẫu xét nghiệm này đều cho kết quả âm tính với vi rút cúm A(H7N9). Trung tâm Chẩn đoán thú y trung ương tại Hà Nội cũng sẽ lấy 18.000 mẫu gia cầm các loại để xét nghiệm nhằm khẳng định hoặc loại trừ sự xuất hiện của vi rút cúm A (H7N9).
Tại Hội nghị, Tiến sĩ Takeshi Kasai, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam và Tiến sĩ Scott Newman, Điều phối viên kỹ thuật cao cấp của FAO tại Việt Nam cho biết: WHO và FAO sẽ tích cực ủng hộ các biện pháp chủ động của Chính phủ Việt Nam trong việc đối phó với nguy cơ dịch bệnh mới này; cam kết sẵn sàng cùng các tổ chức quốc tế hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh. Mặc dù ở Việt
WHO cũng khuyến cáo các giải pháp để phòng chống dịch, đồng thời nhấn mạnh việc tích cực phòng chống và kiểm soát dịch thông qua dấu hiệu lâm sàng, do biểu hiện lâm sàng của các ca bệnh H7N9 tương tự như cúm H5N1./
Theo ĐCSVN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin