Hai Lúa tui thấy, ngày càng có nhiều chương trình đào tạo nghề về nông thôn. Nhưng sao thanh niên nam, nữ vẫn thích xách giỏ lên thành tìm việc. Vùng càng sâu, càng xa lại có xu hướng đi càng nhiều. Tình trạng này gây ra nhiều hệ lụy buồn, cả đến việc làm thay đổi bản chất của người nông thôn vốn có từ xa xưa.
Hai Lúa tui thấy, ngày càng có nhiều chương trình đào tạo nghề về nông thôn. Nhưng sao thanh niên nam, nữ vẫn thích xách giỏ lên thành tìm việc. Vùng càng sâu, càng xa lại có xu hướng đi càng nhiều. Tình trạng này gây ra nhiều hệ lụy buồn, cả đến việc làm thay đổi bản chất của người nông thôn vốn có từ xa xưa.
Hễ trong nhà có một người bỏ làng đi tìm việc, thì trước sau gì cũng tiếp tục về rủ rê mấy đứa em bỏ học đi theo. Hễ trong xóm có một vài người lên thành, thì dần dần sẽ có một số cùng đi theo. Riết rồi cả xóm chỉ còn lại con nít và người cao tuổi.
Tới mùa vụ, tìm người xịt thuốc, cắt lúa muốn đỏ con mắt. Đến nỗi, giờ đây muốn lợp cái mái nhà cũng phải đi mướn người làm. Điều này làm Hai Lúa tui buồn vì sự tốn kém thì ít, mà buồn vì chuyện “tình làng nghĩa xóm” thì nhiều. Còn gì là nông thôn nữa.
Mà có phải kéo nhau lên thành là làm ăn dư dả gì cho cam. Toàn làm thuê, làm mướn có đồng nào lủm đồng đó. Chưa kể có bao nhiêu chuyện phức tạp phía sau câu chuyện ly hương. Thành ra, chuyện tạo công ăn việc làm cho bà con nông thôn là câu chuyện lớn và dài lâu.
Dù có phát triển đến đâu, nông thôn phải khác thành thị về bản chất. Buồn lắm, nếu nông thôn càng ngày không còn giống nông thôn nữa!
Hailua@.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin