Nắng nóng kéo dài, mưa trái mùa ít đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp ở khu vực Nam Bộ. Tình trạng thiếu nước ngọt cũng đang khiến cuộc sống người dân nơi đây bị đảo lộn, nguyên nhân là do độ mặn tăng cao và xâm nhập sâu hơn những năm trước.
Nắng nóng kéo dài, mưa trái mùa ít đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp ở khu vực Nam Bộ. Tình trạng thiếu nước ngọt cũng đang khiến cuộc sống người dân nơi đây bị đảo lộn, nguyên nhân là do độ mặn tăng cao và xâm nhập sâu hơn những năm trước.
Những tuần qua, các địa phương khu vực Nam Bộ đã phải đối mặt với nắng nóng gay gắt kéo dài, nhất là khu vực Đông Nam Bộ, nhiệt độ từ 35 - 37 độ C là phổ biến.
Theo ông Nguyễn Đức Hòa, Phó trưởng phòng Khí tượng hạn vừa-hạn dài, thuộc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, cho dù mùa mưa năm nay đến sớm, nhưng tình hình hạn hán sẽ còn kéo dài ở nhiều địa phương trên cả nước, trong đó có khu vực Nam Bộ. Do vậy, nguy cơ thiếu nước trong thời gian tới là điều khó tránh khỏi.
Nước mặn đang xâm nhập sâu vào các kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long
Mặc dù, đã có một vài đợt mưa trái mùa xảy ra ở một số địa phương như Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương… nhưng do diện mưa không rộng, lượng mưa ít và không đồng đều đã khiến nhiều nơi bị khô hạn nghiêm trọng, tình trạng hạn hán đã xảy ra ở nhiều vùng thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với đó, xâm nhập mặn xuất hiện sớm hơn khoảng 1 tháng so với trung bình nhiều năm, khiến độ mặn đã xâm nhập sâu vào nội đồng hàng chục km.
Một số nơi như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh xâm nhập mặn lấn sâu vào nội đồng cao hơn từ 50km - 60km với độ mặn dao động từ 3% - 4%.
Dự báo tình hình hạn hán, thiếu nước trong những tháng tới sẽ tiếp tục gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt ở khu vực này.
Cụ thể là từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 4, dòng chảy ở hạ lưu sông Mê Kông tiếp tục giảm chậm và ở mức trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Tình hình khô hạn còn tiếp tục xảy ra và có xu hướng mở rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Xâm nhập mặn lấn sâu vào nội đồng sẽ nghiêm trọng hơn, có khả năng kéo dài tới cuối tháng 4.
Bên cạnh đó, do lượng mưa ít, dòng chảy trên các sông đều thiếu hụt lớn so với trung bình nhiều năm, dung tích nước ở các hồ đang xuống thấp. Lượng dòng chảy về các hồ giảm nên tình hình khô hạn, thiếu nước sẽ tiếp tục gia tăng trên diện rộng, xâm nhập mặn cũng sẽ lấn sâu vào các vùng cửa sông, ven biển. Nếu hạn hạn kéo dài, lượng mưa nhỏ và mực nước các con sông tiếp tục xuống thì nguồn nước ngầm bị cạn kiệt là điều khó tránh khỏi.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, độ mặn trên các cửa sông Tiền và sông Hậu đang tăng cao và đã xâm nhập vào nội đồng sâu từ 40km - 50km. Không chỉ thiếu nước ngọt trong sản xuất, nhiều địa phương thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long do bị xâm nhập mặn nặng nề đã thiếu cả nước ngọt trong sinh hoạt. Giá nước ngọt ngày một tăng và người dân đang phải tiết kiệm sử dụng nước ngọt trong sinh hoạt đến mức tối đa.
Có thể thấy, ở rất nhiều nơi gần biển, người dân đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt trong sinh hoạt, và nhất là nước tưới tiêu cho sản xuất do nhiều kênh, rạch đã ở mức cạn kiệt. Nhiều nơi, người dân đổi nước ngọt sinh hoạt với giá 60 nghìn đồng/mét khối hoặc phải dùng nước máy nhiễm mặn với giá 10 nghìn đồng/mét khối. Có thể thấy, tình trạng xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và sản xuất của người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, tình trạng khô hạn cũng diễn ra gay gắt, bởi khu vực này đang phải chịu cái nóng như thiêu, như đốt từ nhiều tuần qua. Nhiệt độ tăng cao lên tới 36-37 độ C, độ ẩm giảm, khiến tình trạng thiếu nước ngọt càng gia tăng. Theo lãnh đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên khai thác công trình thủy lợi tỉnh Đồng Nai, lượng nước tại một số hồ lớn trong tỉnh này hiện đều giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước.
Do mùa mưa năm nay kết thúc sớm, cộng thêm với tình hình khô hạn diễn ra ngay từ cuối năm 2012, đến nay do mưa trái mùa xảy ra rất ít nên tình hình càng trở nên nghiêm trọng. Tại hồ Đa Tôn trên địa bàn Đồng Nai, lượng nước giảm hơn 4 triệu mét khối so với cùng thời điểm năm trước. Tương tự như hồ Đa Tôn, các hồ Gia Ui, hồ Suối Vọng ở địa phương này, lượng nước cũng giảm khá mạnh do mùa khô năm nay nắng nóng kéo dài nhiều ngày, các hồ phải tăng xả tràn và cung cấp nước tưới cho các cánh đồng.
Không chỉ có ngô, lúa bị thiếu nước, nhiều nơi có mạch nước ngầm dồi dào, phục vụ tưới cho cây trồng rất tốt từ nhiều năm nay cũng đang trong tình trạng cạn kiệt nước. Theo đó, hàng trăm ha cà phê, tiêu, sầu riêng và một số loại cây trồng khác ở khu vực Đông
Trước thực tế này, để cứu vớt lấy những ruộng lúa sắp đến kỳ thu hoạch của gia đình mình, nhiều gia đình đã phải tự khoan giếng ngầm lấy nước tưới cho lúa. Theo những người nông dân ở đây cho biết, để khoan được một chiếc giếng và lấy được nước lên ruộng thì chi phí vào đây là khoảng hơn 5 triệu, một khoản đầu tư lớn đối với người nông dân trong vụ sản xuất này.
Để khắc phục tình trạng thiếu nước tưới trong mùa khô, các địa phương đã vận động người dân chuyển đổi sang trồng những loại cây cần ít nước tưới hơn lúa, nông dân xuống giống sớm để tránh hạn cuối vụ. Đồng thời hỗ trợ dầu và máy bơm để đưa nước tưới về những nơi gần sông, hướng dẫn dân sử dụng tưới tiết kiệm để có đủ nguồn nước tưới nhằm giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.
Ở những nơi xa nguồn điện, dẫn đến tình trạng điện yếu không bơm được nước tưới cho cây trồng, chính quyền địa phương đã liên kết với điện lực nâng cấp đường dây và đặt thêm trạm biến áp, do đó đã giảm được tình trạng quá tải, giúp người dân có đủ nguồn điện bơm nước tưới để cứu diện tích cây trồng khô hạn.
Trước những diễn biến bất thường của thời tiết cộng với thực tế hệ thống thủy lợi chưa được khép kín, ngành chức năng của các địa phương ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nguồn nước trên các sông, quản lý chặt chẽ các vùng giáp ranh trồng lúa và nuôi thủy sản.
Cùng với đó, vận động người dân tại các địa phương chưa có đê bao ngăn mặn, trữ ngọt cục bộ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt... Cùng với đó, chính quyền, nhân dân các địa phương nơi đây cũng đã nỗ lực tìm các giải pháp để đối phó với mặn xâm nhập đảm bảo sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Hiện hàng chục cống ngăn mặn vùng Tứ giác Long Xuyên đã được đóng lại để bảo vệ diện tích lúa đông xuân hàng trăm nghìn ha ở vùng này.
Để đối phó với khó khăn do hạn mặn, ngành nông nghiệp các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã chủ động theo dõi sát tình hình diễn biến hạn mặn để lấy nước đưa vào tưới cho diện tích lúa đã xuống giống, chỉ đạo các địa phương ngưng xuống giống lúa hè thu sớm trong những vùng bị ảnh hưởng mặn và thiếu nước, đồng thời tổ chức bồi trúc đê bao, đập thời vụ để ngăn mặn, chỉ đạo các địa phương ra quân làm thủy lợi nội đồng trong các vùng thiếu nước...nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do diễn biến bất thường của thời tiết gây ra./…
Theo ĐCSVN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin