Trong những năm qua, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đã đồng hành và thực sự đóng vai trò quan trọng đối với những ai đã và đang mắc bệnh phải điều trị. Thẻ BHYT hay nói đúng hơn là chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đã mang lại niềm vui, hạnh phúc cho biết bao gia đình và đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho đất nước ta.
Đã là con người mấy ai không trải qua quy luật “sinh, lão, bệnh, tử”?
Trong những năm qua, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đã đồng hành và thực sự đóng vai trò quan trọng đối với những ai đã và đang mắc bệnh phải điều trị.
Thẻ BHYT hay nói đúng hơn là chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đã mang lại niềm vui, hạnh phúc cho biết bao gia đình và đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho đất nước ta.
“Bệnh”- chỉ một từ ngắn gọn nhưng sức ảnh hưởng chi phối một đời người hết sức lớn lao. Thử hỏi trong cuộc đời mấy ai không lâm vào tình trạng trái gió trở trời, nhẹ nhất là nhức đầu sổ mũi, nhiều hơn là suy tim thận, tiểu đường, cao huyết áp,… Nếu không may mắc phải bệnh tật hiểm nghèo thì vấn đề đầu tiên là tiền đâu chữa trị? Thẻ BHYT chính là cứu cánh ấy!
Năm 2011, Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Long đã kết hợp với ngành y tế tổ chức thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho 2.238.399 lượt người có thẻ BHYT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản pháp quy có liên quan đến việc khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
Tổng số tiền đã chi cho bệnh nhân là 247.011 tỷ đồng, trong đó đối tượng hộ gia đình được thanh toán nhiều nhất, có trường hợp đã chi cho một đợt điều trị cho một bệnh nhân lên đến 79.922.975đ.
Từ 1/9/2012, các cơ sở y tế trong tỉnh đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 40/2012/NQ– HĐND ngày 5/7/2012 của HĐND tỉnh về việc ban hành khung giá cho 284/447 dịch vụ khám chữa bệnh trong các cơ sở khám, chữa bệnh thuộc Nhà nước.
Theo Thông tư liên bộ 04/201/TTLT- BYT- BCT giữa Bộ Y tế, Bộ Tài chính, một số dịch vụ khám chữa bệnh trong các cơ sở khám, chữa bệnh nhà nước có mức giá mới.
Mức giá này áp dụng cho 447 dịch vụ khám, chữa bệnh, gồm 445 dịch vụ y tế và giá khám bệnh, giá ngày giường bệnh. Đồng thời, ngành y tế đang nâng cấp, xây dựng và tăng cường trang thiết bị phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, từng bước nâng cao thêm chất lượng điều trị, tạo được lòng tin và sự tín nhiệm của nhiều bệnh nhân có thẻ BHYT.
Bên cạnh những mặt đạt được khi áp dụng mức viện phí mới, vấn đề đặt ra là viện phí tăng thì ai sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất?
Theo quy định hiện hành, các đối tượng hưu trí, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng kinh tế- xã hội khó khăn đã được Nhà nước mua thẻ BHYT, được thanh toán 100% khi khám, chữa bệnh tại trung tâm y tế xã, được thanh toán 95% tại các bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên, chỉ phải chi trả 5% của phần giá dịch vụ tăng thêm.
Người có công với cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí nên không bị ảnh hưởng khi tăng viện phí. Người nghèo được thanh toán 95% nên họ chỉ phải đóng thêm số tiền không lớn.
Đối tượng là học sinh, sinh viên: mức đóng bằng 3% mức lương tối thiểu chung (1.050.000đ x 3% x 12 tháng= 378.000đ). Khi mua bảo hiểm, các đối tượng này được ngân sách hỗ trợ tối thiểu bằng 30% mức đóng BHYT. Do vậy, học sinh, sinh viên tự đóng chỉ có 264.000 đ/em/năm. Khi khám bệnh, đối tượng này chỉ phải chi trả 20% tổng mức chi phí, còn lại do cơ quan BHYT chi trả.
Đối tượng là người cận nghèo cũng đã được Nhà nước hỗ trợ để tham gia BHYT, khi đi khám, chữa bệnh chỉ đồng chi trả 20% chi phí.
Tại Vĩnh Long đến cuối tháng 8 năm 2012, có 564.115 thẻ BHYT còn giá trị sử dụng, nâng tỷ lệ độ bao phủ BHYT toàn dân đạt 54,85% so dân số toàn tỉnh; Trong khoảng 45,15% dân số chưa tham gia BHYT có người giàu lẫn người thuộc hộ cận nghèo nhưng đối tượng giàu thì không nhiều.
Điều đáng nói là thực tế cho thấy nhiều hộ rất khá giả nhưng khi không may có một thành viên mắc bệnh hiểm nghèo thì lâm cảnh nợ nần, cuộc sống khó khăn. Khi đó mới tiếc rẻ, “sao từ đầu không mua BHYT sẽ nhẹ gánh hơn. Như trên đã nói, có trường hợp trong một đợt điều trị mà BHYT đã chi gần 80 triệu đồng. Thử hỏi không nhờ BHYT thì làm sao có thể điều trị lâu dài cho hết bệnh?
Từ thực tế trên cho thấy, trong tình hình hiện nay, chính những người dân chưa có thẻ BHYT sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi vì một khi không có thẻ BHYT người dân sẽ phải đóng một khoản viện phí từ vài trăm đến vài chục triệu đồng nếu không may mắc các bệnh mãn tính, bệnh nặng như tai biến mạch máu não, tiểu đường, suy thận mãn...
Thẻ BHYT sẽ luôn sát cánh cùng người dân khi không may đau ốm cần phải khám bệnh, chữa bệnh.
Xác định việc tham gia BHYT có vai trò quan trọng nên vừa qua Bộ Y tế cũng đã dự thảo tham mưu cho Chính phủ xây dựng đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân, giai đoạn 2012– 2015 và 2020. Đề án nêu rõ mục tiêu tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT. Cụ thể, tiếp tục duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT đạt tỷ lệ 100%. Mở rộng các nhóm đối tượng để đến năm 2015 đạt tỷ lệ trên 75% dân số tham gia BHYT, đến năm 2020 có trên 80% dân số tham gia BHYT. |
THU HƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin