Ngày 20/11 gần kề, chúng tôi tìm đến thăm cô Huỳnh Thị Hồng Lạc, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Trần Đại Nghĩa và thầy Tăng Như Lăng, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ngày 20/11 gần kề, chúng tôi tìm đến thăm cô Huỳnh Thị Hồng Lạc, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Trần Đại Nghĩa và thầy Tăng Như Lăng, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Thầy cô là những người đã có nhiều đóng góp cho nền giáo dục tỉnh nhà. Khi về hưu, cô thầy vẫn không nguôi những lo âu về giáo dục, đào tạo.
Cô Huỳnh Thị Hồng Lạc- thương học trò như con ruột
Một ngày bình thường sau nhiều năm xa trường, chúng tôi về thăm lại cô Huỳnh Thị Hồng Lạc, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Trần Đại Nghĩa, nơi mà chúng tôi từng học cách đây 6 năm. Người đã 30 năm gắn bó với trường từ THPT Tam Bình rồi TH cấp II- III Tam Bình và bây giờ là Trường THPT Trần Đại Nghĩa. Cô cũng chính là người khởi xướng bữa cơm trưa cho học sinh (HS) nghèo”.
Cô Huỳnh Thị Hồng Lạc- giáo dục đạo đức cho HS là rất quan trọng.
Nhớ những ngày còn đi học, cô Hồng Lạc hiện lên trong mắt chúng tôi như biểu trưng cho một “kỹ luật sắt” đáng sợ. Nào là “nữ sinh đi học phải mặc áo dài trắng (có áo cánh bên trong) kín đáo”- câu nội quy mà tôi vẫn còn thuộc lào lào.
Ở trường, tất cả từ thầy cô đến HS nam nữ đều phải ăn mặc chỉn chu, kín đáo, đầu tóc gọn gàng không nhuộm màu xanh đỏ. Cô Lạc nói: “Mỗi khi đưa ra một quy định cô đều cân nhắc rất kỹ xem có phù hợp không, có thực hiện được hay không, và khi đã thực hiện thì vô cùng nghiêm túc”. Với cô: “Trường như một ngôi nhà chung và nơi đó thầy cô và HS là những người thân thuộc ”.
Có lẽ vì vậy mà cô cũng dạy trò của mình như cách dạy con của một người mẹ nghiêm khắc, không nuông chiều. Dù vậy, mỗi khi HS có chuyện xảy ra cô Hồng Lạc như một người mẹ hiền luôn sát cánh bên con. Nhớ những HS có hoàn cảnh khó khăn, bị gia đình ép nghỉ học đi lấy chồng cô đã đến tận địa phương để can ngăn và tận tình giúp đỡ.
Rồi trong một lần đi về muộn, cô gặp các em HS nhà xa phải nhịn cơm trưa để học tiếp buổi chiều “xót lòng lắm” là cô nghĩ cách nào để HS, những người con của mình bớt khổ, yên tâm học hành? Bữa cơm trưa cho HS nghèo ra đời từ đó.
Ánh mắt cô sáng lên miềm vui: “Thấy thương lắm, mỗi ngày thời gian cô thấy thoải mái nhất là lúc HS ăn trưa. HS ăn ngon, mọi mệt nhọc của mình bỗng dưng biến mất”. Từng năm, từng năm, số tiền vận động càng nhiều số HS được giúp đỡ càng nhiều hơn. Bữa cơm đó không chỉ ngon bởi thức ăn mà cô “mua đồ ăn phải mua ngon” mà còn bởi cơm do các thầy cô trong trường tự nấu.
Hiệu trưởng, cô thủ thư thì sáng sáng 5 giờ thức để cùng đi chợ. Dù đã về hưu 4 năm, cô Hồng Lạc vẫn luôn hỏi thăm tình hình trường lớp, HS của TrườngTHPT Trần Đại Nghĩa. Nhớ trước khi về hưu, cô còn dặn lại “nhớ đừng đánh học trò nghen”. Cô Lạc còn dặn phải giáo dục đạo đức cho HS thật tốt vì “có tài mà không có đức là người vô dụng”.
Thầy Tăng Như Lăng- Góp quả ngọt vùng đất học
Thầy Tăng Như Lăng thật sự đã góp phần vào sự nghiệp dạy tốt, học tốt của địa phương, với ngôi Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ những ngày đầu thành lập.
Thầy Tăng Như Lăng là một trong những thầy cô giáo cùng tham gia đề tài nghiên cứu khoa học chuyên sâu về đào tạo HS giỏi.
Từ chính đề tài này, ngôi trường chuyên đã hình thành. Là Hiệu trưởng nhà trường từ năm học 1991 đến 2006, 5 năm làm hiệu trưởng là 15 năm thầy cùng nhà trường thi đua, vượt khó khăn để đưa Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đến bến vinh quang. Hiện tuy thầy đã về hưu nhưng những tình cảm thầy dành cho Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn dạt dào, sâu lắng.
Thầy cho biết: Thời gian đầu khi mới thành lập, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, thầy và trò đều “ở ké” với các cơ sở khác. Đến năm 1996, nhà trường mới có “nhà riêng” trên đường Phạm Thái Bường (Phường 4) cho đến ngày nay.
Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển (1992- 2012), tập thể cán bộ, giáo viên, HS nhà trường tự ý thức trách nhiệm khi làm việc và học tập trong một ngôi trường “chuyên biệt”. Thầy nói, tất cả thành tích đạt được là thành quả của một quá trình rèn luyện, phấn đấu thi đua dạy tốt học tốt của thầy và trò.
Thầy Tăng Như Lăng khiêm tốn nói: tôi chỉ góp 1 phần nhỏ cho giáo dục ở trường.
Mà thành tích của trường thì rất đáng nể, từ liên tiếp đoạt giải “Đường lên đỉnh Olympia”, HS giỏi toàn quốc, tỷ lệ đậu đại học cao, thủ khoa thi đại học toàn quốc, tốp 100 trường THPT chất lượng nhất toàn quốc về chất lượng đào tạo,…
Thầy Tăng Như Lăng nói: Thầy chỉ góp một phần nhỏ trong việc đặt nền móng trong nhiệm vụ đào tạo nhân tài. Đào tạo nhân tài chính là nhiệm vụ để góp phần phát triển quê hương, đất nước.
Chia sẻ về các thành tích, thầy còn nói: HS Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm học tốt một phần là do điều kiện xã hội hun đúc tinh thần học cho các em. Ngoài ra, còn có sự lãnh chỉ đạo của cấp ủy, nỗ lực của đội ngũ tập thể sư phạm, sự hỗ trợ của các đoàn thể, hội phụ huynh HS, sự nỗ lực vươn lên trong học tập của bản thân HS.
Trong đó, góp vai trò quan trọng là sự nỗ lực của tập thể sư phạm. Thầy cho rằng, trường chuyên có những đặc thù riêng thì phải có những phương pháp riêng, tùy vào từng điều kiện có mà phát huy hiệu quả.
Trò chuyện với thầy trước ngày Nhà giáo Việt
Có thể nói, Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm là một đứa con tinh thần ôm ấp biết bao niềm tin, bao niềm hãnh diện… Và thầy cũng đặt rất nhiều niềm tin rằng, trong tương lai trường sẽ phát triển hơn nữa, thầy và trò càng dạy tốt học tốt, góp phần đào tạo nhân tài cho quê hương, đất nước…
Bài, ảnh: CAO HUYỀN- KHÁNH DUY
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin