Hai Lúa tui muốn nói lại câu chuyện làm đám tang ở xứ cù lao mình. Mà không riêng gì ở cù lao, chuyện ngược đời này đã trở thành chuyện bình thường ở nông thôn mình. Hễ nhà càng nghèo, thì càng phải làm đám cho nó rình rang lên.
Hai Lúa tui muốn nói lại câu chuyện làm đám tang ở xứ cù lao mình. Mà không riêng gì ở cù lao, chuyện ngược đời này đã trở thành chuyện bình thường ở nông thôn mình. Hễ nhà càng nghèo, thì càng phải làm đám cho nó rình rang lên.
Vậy nên, vừa tổ chức đám tang cho chồng xong, chị Tư phải ôm cục nợ đến 5- 6 triệu đồng, chưa biết lấy đâu mà đắp vô. Hai Lúa tui cũng vừa an ủi, vừa hỏi thăm chị Tư: “Gia cảnh mình nghèo ai cũng biết, phần anh Tư bệnh lâu năm, tiền thầy, tiền thuốc chị đã nợ tứ giăng rồi.
Sao chị Tư còn tổ chức chi rình rang vậy cho thêm tốn kém?” Chị Tư quệt nước mắt, giọng rầu rầu như mếu: “Tại mấy đứa nhỏ đó anh Hai ơi. Tụi nó nói nhà mình nghèo thì phải rước giàn nhạc sống, người ta mới tới đông. Hông thôi nó vắng như “đám ma thằng cùi” má ơi”. Xong đám, tụi nhỏ… bay đi tứ xứ làm thuê, bỏ lại chị Tư một mình gánh nợ.
Khổ thiệt. Giàn nhạc sống chơi mấy đêm liền, rồi càng về khuya lại càng chơi hăng dữ. Rượu vào bét nhè, ai cũng trở thành… ca sĩ. Khổ đây là khổ cho bà con hàng xóm nữa. Rất phiền hà và rất không có văn hóa.
Còn mấy đám tang nhà giàu thì càng thêm dị hợm hơn. Đám tang trở thành “sân khấu tạp kỹ”, đủ các thứ ca nhạc, xiếc, ảo thuật, MC õng ẹo, lảm nhảm sởn da gà… Gần đây, xuất hiện chuyện hát tuồng cải lương nữa, nhìn rất chướng con mắt. Không biết từ đâu mà xuất hiện những kiểu cách nhố nhăng vậy?
Lạ cái, là không thấy địa phương nhắc nhở, nên nhiều người thấy vui vui, ngộ ngộ cũng xúm lại… vỗ tay. Nên đưa vấn đề văn hóa tổ chức đám tang vào tiêu chí lên văn hóa, cũng như tiêu chí rút văn hóa ở các xã, ấp ở nông thôn mình. Hai Lúa tui nghĩ vậy!
Hailua@.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin