Những nông dân ở Bàu Xéo bao lâu nay luôn phải đối mặt khó khăn mỗi khi vào mùa mưa lũ, canh tác kém hiệu quả nên đời sống bấp bênh.
Những nông dân ở Bàu Xéo bao lâu nay luôn phải đối mặt khó khăn mỗi khi vào mùa mưa lũ, canh tác kém hiệu quả nên đời sống bấp bênh.
Trong “cái khó ló cái khôn”, thực tế đòi hỏi bà con phải tìm một mô hình sản xuất bền vững, phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu học tập, Hai Lúa tui cùng một số bà con mạnh dạn đưa cây dưa hấu xuống trồng luân vụ trên chân ruộng lúa. Dưa hấu có thời vụ ngắn, nên phù hợp mô hình “lúa cộng dưa hấu” mấy năm nay hiệu quả thấy rõ.
Trước hết là tái tạo được độ phì nhiêu cho đất canh tác, giảm được rủi ro về thị trường nông sản, lợi nhuận cao gấp 2- 3 lần trồng lúa độc canh... Thí dụ như ruộng Hai Lúa tui được chia làm 2 phần. Một phần trồng lúa năng suất cao, phần còn lại thì trồng dưa hấu trong vụ Đông Xuân. Sang vụ Hè Thu sớm, thì chuyển đổi phần đất đã trồng lúa sang trồng dưa hấu và ngược lại. Qua vụ thứ ba trong năm (Hè Thu chính vụ), thì tạm ngừng trồng dưa hấu mà thay vào đó trồng lúa.
Trong quá trình canh tác “lúa cộng dưa hấu”, bà con xóm Bàu Xéo rút ra mấy kinh nghiệm quý báu sau: chú ý áp dụng các biện pháp thâm canh khoa học mà cán bộ nông nghiệp chuyển giao thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật trước mỗi vụ sản xuất kết hợp với kiến thức tìm đọc qua tài liệu, sách báo và kinh nghiệm tích lũy được trong thực tiễn. Việc tuân thủ đúng lịch thời vụ vừa né được rầy gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, vừa né được lũ gây hại lúa vụ ba...
Những quy tắc cơ bản trên, nông dân tụi tui phải thuộc nằm lòng nếu muốn thành công với mô hình mới và an tâm canh tác trên tinh thần “sống chung với lũ”.
Hailua@.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin