Cấu trúc địa danh "Cái + X" ở Nam Bộ, kiểu như: "Cái Bè, Cái Cá, Cái Cam, Cái Cui, Cái Da, Cái Dầu, Cái Hóp, Cái Khế, Cái Mơn, Cái Nhum, Cái Nước, Cái Quao, Cái Quýt, Cái Răng, Cái Sao, Cái Sắn, Cái Sâu, Cái Sơn, Cái Tàu, Cái Vồn, Cái Vừng…", có đến khoảng 200 địa danh, không thể nêu hết. Thành tố "cái" được hiểu như một đại từ chỉ "đơn vị", kiểu "cái, con".
Cấu trúc địa danh “Cái + X” ở Nam Bộ, kiểu như: “Cái Bè, Cái Cá, Cái Cam, Cái Cui, Cái Da, Cái Dầu, Cái Hóp, Cái Khế, Cái Mơn, Cái Nhum, Cái Nước, Cái Quao, Cái Quýt, Cái Răng, Cái Sao, Cái Sắn, Cái Sâu, Cái Sơn, Cái Tàu, Cái Vồn, Cái Vừng…”, có đến khoảng 200 địa danh, không thể nêu hết. Thành tố “cái” được hiểu như một đại từ chỉ “đơn vị”, kiểu “cái, con”.
Thành tố còn lại phải là thành tố có nghĩa “thực vật, đồ vật hoặc động vật”; nhưng nay, rất có thể nhiều từ đã mờ nghĩa, mất nghĩa mà ta chưa tìm ra nghĩa ban đầu của chúng. Cái Vồn là một trường hợp như vậy.
Có thể nói đây là một địa danh mà người cố cụ ở vùng đất Cái Vồn hay những nhà ngôn ngữ học, địa danh học thâm niên ở thời kỳ đầu và kế tiếp, như: Trịnh Hoài Đức, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của cũng đều bất lực khi giải thích địa danh. Do vậy, ở đây chỉ xin nêu ra một số cơ sở có liên quan tới địa danh, vùng đất này như sau:
Về lịch sử, địa danh Cái Vồn (thị trấn của tỉnh Vĩnh Long) đã được ghi trong sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức, đoạn nói về cương vực chí huyện Vĩnh An, trước là tổng Bình An của trấn Vĩnh Thanh (Vĩnh Long ngày nay), tác giả có viết: “Huyện Vĩnh An gồm 2 tổng, 81 thôn… Nam giáp huyện Vĩnh Định, lấy từ thượng khẩu của Hậu Giang xuống đến cửa sông Cái Vồn làm hạn” Như vậy địa danh này có trước năm 1825 (năm mất của Trịnh Hoài Đức), chỉ tính từ năm ấy đến năm 2017 đã gần 200 năm.
Rõ ràng, địa danh này đã vượt qua khả năng truyền miệng của nhiều thế hệ, nên không thể có cơ sở nào lý giải nghĩa cho nó.
Cũng xin lưu ý, khi con người gọi tên, định danh sự vật, thì chắc phải có lý do; mà lý do của người xưa, người nay không thể giải thích được.
Nhưng dù cho địa danh Cái Vồn không còn nghĩa, thì nó vẫn là một “tên gọi quý” cần lưu giữ. Bởi, cũng như tên người, dù có nghĩa hay không, nó cũng chứng minh sự tồn tại lâu đời của một đối tượng.
Cái quý thứ nữa là ở cấu trúc địa danh “Cái + X”, khẳng định đây là một địa danh thuần Việt, mặc dù trước đây nơi này đã có người Khmer đến định cư sớm; nhưng vai trò của người Việt đến định cư khai phá như một chủ thể đã trên 200 năm. Và nơi này, đã có một cái tên do chính những bậc tiền hiền người Việt đặt ra.
THẠCH THẢO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin