Nhớ lần làm việc với anh Hai Phạm Hùng

06:06, 24/06/2024

"… Năm 1980, tôi về công tác ở Báo Sài Gòn Giải Phóng; hai năm sau tôi phụ trách khối trị sự. Một lần anh Hai đến Báo Sài Gòn Giải Phóng kiểm tra và giải quyết vụ báo tự phát hành, không giao cho bưu điện như các báo khác. Anh hỏi các đồng chí trong Biên ủy Báo Sài Gòn Giải Phóng vì sao tự phát hành mà không giao cho bưu điện như quy định của Nhà nước để bưu điện kiện lên Chính phủ.

“… Năm 1980, tôi về công tác ở Báo Sài Gòn Giải Phóng; hai năm sau tôi phụ trách khối trị sự. Một lần anh Hai đến Báo Sài Gòn Giải Phóng kiểm tra và giải quyết vụ báo tự phát hành, không giao cho bưu điện như các báo khác. Anh hỏi các đồng chí trong Biên ủy Báo Sài Gòn Giải Phóng vì sao tự phát hành mà không giao cho bưu điện như quy định của Nhà nước để bưu điện kiện lên Chính phủ.

Đồng chí Phạm Hùng với các nhà báo.Ảnh: TL
Đồng chí Phạm Hùng với các nhà báo.Ảnh: TL

Các đồng chí trong Biên ủy thấy chuyện chẳng lành, ai cũng xanh mặt. Không ai nói gì. Tôi là người về báo sau, tôi lo quá, sợ không lên tiếng thì hỏng hết. Tôi mạnh dạn nói: “Thưa anh, anh có ý kiến chỉ đạo thì chúng tôi phải chấp hành, nhưng xin anh cho chúng tôi nói rõ vì sao chúng tôi làm như vậy”.

Tôi nói tiếp: “Sở dĩ chúng tôi làm như vậy là vì mấy lẽ:

Một là, nếu giao cho bưu điện, chúng tôi không quản lý được khâu phát hành. Hàng ngày, giờ nào báo tới tay người đọc cũng phải chịu. Báo mất, bạn đọc kêu chúng tôi cũng đành bó tay.

Như vậy vừa mất tính thời sự, vừa mất lòng tin của quần chúng. Chỉ riêng gửi cho Trung ương, mỗi ngày chúng tôi gửi bằng chuyến máy bay sớm nhất, mà đến tay các đồng chí Trung ương phải mất một, hai ngày sau. Chúng tôi rất buồn.

Hai là, khâu phát hành do báo tự quản lý chặt chẽ, đó cũng là nguồn thu lớn của Ban Biên tập để nuôi sống anh chị em. Báo Sài Gòn Giải Phóng là tờ báo của Đảng, lẽ ra Thành ủy phải nuôi chúng tôi như Báo Nhân dân, nhưng trái lại chúng tôi tự nuôi mình, mà còn đóng góp cho ngân quỹ và Thành ủy.

Ngoài ra anh chị em cán bộ, công nhân viên nghèo, chúng tôi phân cho làm cộng tác viên phát hành thì gia đình cũng có thêm thu nhập.

Vậy anh thấy chúng tôi làm như vậy đúng hay làm sai?”.

Anh Hai Hùng cười ha hả, vỗ vai anh chị em chúng tôi và nói: “Hay! Hay! Tôi về sẽ báo cáo lại Chính phủ. Các anh chị cứ theo kiểu đó mà làm đi, hay đó!”.

Thế là chúng tôi yên tâm. Lúc đó là thời kỳ bao cấp nặng nề lắm. Tôi nghĩ nếu gặp một đồng chí khác có khi chúng tôi lôi thôi rồi.

(Trích bài viết của đồng chí Nguyễn Thụy Nga- Phó Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng in trong sách “Đồng chí Phạm Hùng với lực lượng Công an nhân dân”, Nhà xuất bản CAND- 2012)

NGUYỄN THỤY NGA- nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh