Đến Vĩnh Long viếng các di tích lịch sử

03:05, 14/05/2024

1. Đến Vĩnh Long vùng Long Hồ có nhiều di tích xa xưa

2. Được tiền nhân dày công tạo thành

            từ Châu Định Viễn năm 1732

3. Qua ba trăm năm có biết bao thay đổi thăng trầm

4. Luôn mang sâu nặng nghĩa tình

            tình đất tình người, tình tri kỷ tri âm

Lưu thủy trường

1. Đến Vĩnh Long vùng Long Hồ có nhiều di tích xa xưa

2. Được tiền nhân dày công tạo thành

            từ Châu Định Viễn năm 1732

3. Qua ba trăm năm có biết bao thay đổi thăng trầm

4. Luôn mang sâu nặng nghĩa tình

            tình đất tình người, tình tri kỷ tri âm

5. Gắn kết tình thâm khi gặp khó khăn

            chung sức chung tay lâu nay bền chặt

6. Biết bao công trình đã được xây dựng

            vùng đất Long Hồ nhân kiệt địa linh

7. Trung tâm thành Long Hồ dinh

            nằm cặp bờ sông ngang bãi Tiên thơ mộng

8. Đây cầu Thiềng Đức, kia là cầu Lầu

            Cây Da, Cửa Hữu ngày xưa còn lưu lại

9. Sách sử còn ghi

            biết bao gian lao ngày đầu khởi nghiệp

10. Những bậc công thần trung liệt

            và sự cần lao của người dân Việt

11. Mở rộng cõi bờ

            mưu cầu hạnh phúc cho muôn dân

12. Những vị tiền hiền có công

            được tôn thờ tại miếu Quốc Công

13. Còn tám mươi lăm

            lá sắc được triều đình công nhận

14. Những người lập nhiều công trận

            luôn đối mặt sa trường mũi giáo đường tên

15. Chẳng màng tử sanh

            “phù Lê Nguyễn bát thập ngũ nguyên Huân”

16. Qua nhiều nguy hiểm gian truân

            được phong thưởng tôn thờ tại miếu Đình Khao

17. Nói về bãi Tiên

            nơi này xưa kia có nhiều huyền thoại

18. Vào những đêm tĩnh lặng

            có nhiều tiên nữ đùa giỡn dưới trăng

19. Năm một bảy năm mươi

            có vị hòa thượng tên là Giác Nguyên

20. Do đạo hạnh có cơ duyên

            đến lập ngôi chùa trên đất bãi Tiên

21. Trải qua bao năm

            nay vẫn uy nghiêm chùa Tiên Châu cổ tự

22. Biết bao thăng trầm thế sự

            địa danh xưa đến nay vẫn còn lưu truyền

23. Rời bỏ quê nhà

            xa lìa đất tổ quê cha

24. Có rất nhiều người Hoa

            thoát nạn can qua tìm đến nơi này

25. Được chúa Nguyễn cho vào Nam định cư

            tỏa đi khắp nơi tạo lập cơ nghiệp

26. Để làm điểm hàng năm hội họp

            họ xây dựng lên hội quán Minh Hương

27. Xây Vĩnh An Cung

            còn gọi là Thất Phủ miếu đường

28. Nằm cặp bên sông Long Hồ

            để tưởng nhớ về dòng tộc Đại Minh

29. Thất Phủ miếu Vĩnh An Cung

            có nhiều hoa văn nghệ thuật

30. Được kết tinh qua nhiều triều đại

            thu nhỏ lại trong một không gian

31. Vậy ta mau đến đó chiêm ngưỡng

            những tinh hoa tuyệt hảo của nước tàu

32. Tới đây chỉ mới một phần

            còn nhiều công trình sẽ đến viếng tiếp theo.

VÕ VIẾT HƯNG

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh