Việc cụ thể hóa các tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa tại di tích, lễ hội là một trong những giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc tổ chức các hoạt động lễ hội theo hướng văn minh, lành mạnh, tiết kiệm; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; bài trừ các hủ tục, tập tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Ảnh minh họa. |
Việc cụ thể hóa các tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa tại di tích, lễ hội là một trong những giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc tổ chức các hoạt động lễ hội theo hướng văn minh, lành mạnh, tiết kiệm; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; bài trừ các hủ tục, tập tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, gồm 9 tiêu chí chung và các tiêu chí cụ thể. Trong đó một số tiêu chí chung là: Công tác quản lý nhà nước về lễ hội chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật; Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư đáp ứng yêu cầu tổ chức lễ hội; Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng chống cháy, nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh; Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí vui tươi, lành mạnh đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân; Bố trí các khu dịch vụ đảm bảo mỹ quan di tích, lễ hội; tổ chức các hoạt động dịch vụ an toàn, thuận tiện cho người dân, du khách khi tham gia hoạt động lễ hội...
Các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại di tích, lễ hội cam kết tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ công cộng; quy định của ban tổ chức lễ hội về thực hiện nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa. Quan hệ giao tiếp, ứng xử của các chủ thể quản lý và người tham gia trong hoạt động lễ hội bảo đảm văn minh, văn hóa. Tăng cường, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về di tích, lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh; nội dung, hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Bài trừ các hủ tục, tập tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực, các hành vi phản cảm trái thuần phong, mỹ tục dân tộc trong hoạt động lễ hội.
44 tiêu chí cụ thể được chia thành 9 nhóm, với quy định rõ trách nhiệm thực hiện gồm cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội, ban tổ chức lễ hội, cơ sở cung ứng dịch vụ, người tham gia lễ hội. 9 nhóm tiêu chí cụ thể gồm: Tiêu chí quản lý, tổ chức; Tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị; Tiêu chí về đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự xã hội; Tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; Tiêu chí về tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí; Tiêu chí về tổ chức các hoạt động dịch vụ; Tiêu chí về ứng xử văn hóa khi tham gia hoạt động lễ hội; Tiêu chí về công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh tại di tích, lễ hội; Tiêu chí về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội.
Việc ban hành Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống là cơ sở để ban tổ chức lễ hội địa phương áp dụng thống nhất các giải pháp trong tổ chức, thực hiện các hoạt động nhằm xây dựng môi trường văn hóa lễ hội. Định hướng ban tổ chức chuẩn hóa các tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống, là thước đo để đánh giá năng lực quản lý cũng như tính hiệu quả của công tác tổ chức hoạt động lễ hội tại địa phương.
Việc cụ thể hóa các tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa tại di tích, lễ hội là một trong những giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc tổ chức các hoạt động lễ hội theo hướng văn minh, lành mạnh, tiết kiệm; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; bài trừ các hủ tục, tập tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn trong lễ hội.
Theo PV/VOV.VN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin