Đỗ Chu có 2 tập truyện ngắn: Hương cỏ mật (1963), Phù sa (1967). Văn Đỗ Chu rất đẹp, rất có chất thơ, vừa ý nhị, vừa sâu sắc, văn phong và chi tiết rất hấp dẫn. Đỗ Chu có nhiều tác phẩm để đời khác như:
Đỗ Chu có 2 tập truyện ngắn: Hương cỏ mật (1963), Phù sa (1967). Văn Đỗ Chu rất đẹp, rất có chất thơ, vừa ý nhị, vừa sâu sắc, văn phong và chi tiết rất hấp dẫn. Đỗ Chu có nhiều tác phẩm để đời khác như: Vòm trời quen thuộc (1969), Gió qua thung lũng (1971), Tháng hai (1979), Những chân trời của các anh (1980), Trung du (1085), Mảnh vườn xưa hoang vắng (1989), Một loài chim trên sóng (2002), Đường xa (2010)… Có thể nói: Đỗ Chu là nhà văn của truyện ngắn và tùy bút.
Bất ngờ, chỉ trong vòng có hơn một năm (tính từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 11 năm 2011), Đỗ Chu nhao vào địa hạt thơ và đã cho “ra lò” trên 20 thi phẩm. Thơ của Đỗ Chu giàu chi tiết, giàu liên tưởng, vừa sống động, vừa giàu trải nghiệm và có những khoảnh khắc tâm trạng khá lạ lẫm. Có cảm giác như thơ của ông đã có sẵn trong văn, chỉ tập trung một thời gian là có thể chiết xuất ra được.
Trong Thương hạ, ông có những câu thật thi sĩ: Vải dẫu vụng một niềm chua dại dột/ tiếng chim vang làm quả thắm trên đầu. Trong Sóng cứ vỗ (viết tặng thi sĩ Lê Văn Ngăn), ông có những câu mới đọc lên đã thấy nhớ: Chả gì mềm bằng nước/ chả gì mạnh bằng nước/ thì sóng hỡi sóng cứ vỗ muôn đời vào eo biển/ thản nhiên cùng thơ anh chậm rãi vàng xa. Trong Nói với Duật (nhà thơ Phạm Tiến Duật), ông có cả một đoạn thơ với nhiều chi tiết, nhiều thông tin như xoắn xuýt lấy nhau, tạo ấn tượng lạ: Mùa khô anh đến Lằng khằng Thác bạc/ mùa mưa Tha mé Lùm bùm/ ngầm nhung nhăng/ cua ruột gà/ đèo ba vạ/ những nơi ta chỉ mới nghe/ một sớm đỉnh Phu đa nhích sương ướt áo/ anh ngồi trên trái bom câm/ nghiêng đầu vấn điếu thuốc vụn hút cùng nhau/ đọc thuộc bài thơ dang dở/ những vùng rừng không dân… Đặc biệt, trong Ru, ông có những câu có giá trị như những câu kinh: Cái đã đến có gì phải nhìn/ cái chưa đến tỏ tường từ tâm nhãn/ hoàn hảo là tìm về không/ yêu thương ấy tài sản lớn/
Na mô a di đà/ Phật mười phương dắt ta/ na mô a di đà/ cầu cành khô nở hoa…
Có một lần, Đỗ Chu nói: Khi làm thơ mới thấy làm thơ cho ra thơ, cũng khó thật!
PHƯƠNG NGHI (theo hanoimoi.com)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin