Nhà thơ Nguyễn Bính (1918-1966), quê ở Nam Định, làm thơ từ năm 13 tuổi. Năm 1937, ông cho xuất bản tập thơ đầu "Tâm hồn tôi" được giải thưởng Tự lực văn đoàn. Năm 1945, ông vào Nam Bộ tham gia kháng chiến rồi phụ trách Ban Văn hóa cứu quốc tỉnh Rạch Giá.
Nhà thơ Nguyễn Bính (1918-1966), quê ở Nam Định, làm thơ từ năm 13 tuổi. Năm 1937, ông cho xuất bản tập thơ đầu “Tâm hồn tôi” được giải thưởng Tự lực văn đoàn. Năm 1945, ông vào Nam Bộ tham gia kháng chiến rồi phụ trách Ban Văn hóa cứu quốc tỉnh Rạch Giá.
Tại đây, có nhiều giai thoại về ông. Trong đó có chuyện Nguyễn Bính không nhận 12 cây vàng. Nguyễn Bính từng có câu thơ: “Nhà ta quý chữ hơn vàng” như một phương ngôn. Nguyễn Bính đã quý chữ hơn vàng, còn vàng thì không quyến rũ được ông.
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, anh em văn nghệ sĩ và đồng bào ở tỉnh Rạch Giá cho biết: Tên thủ tướng bù nhìn Nguyễn Văn Thinh phụ trách “Nam Kỳ tự trị” có treo một cái giải: “Ai bắt được nhà thơ Nguyễn Bính” “dinh tê” (vào thành) cho chính phủ (bù nhìn) sẽ được thưởng 1.000 đồng Đông Dương. Nếu nhà thơ tự vào thành cũng được thưởng như thế”.
Hồi ấy một cây vàng là 80 đồng, 1.000 đồng Đông Dương mua được hơn 12 cây vàng.
Một số người quen Nguyễn Bính đã viết thư làm “thuyết khách, thuyết phục” mời nhà thơ Nguyễn Bính vào thành, nhưng ông bỏ qua, vẫn một lòng theo cách mạng, dẫu gian khổ và thiếu thốn.
Mặc dù thời gian ấy Nguyễn Bính đang lang thang ở Rạch Giá, sống nhờ một người bạn, tối phải chui vào cái chụp ra ngủ ở ngoài đình cho khỏi muỗi đốt. Lúc này, Nguyễn Bính đã viết 2 câu thơ để khẳng định lập trường của mình:
“Mình không bỏ Sở sang Tề
Mình không là kẻ lỗi thế thì thôi”
Người ta thán phục Nguyễn Bính có chí khí như một sĩ phu yêu nước, vàng bạc không quyến rũ, bởi ông chỉ quý chữ hơn vàng và ông đã thành danh muôn thuở trong thi ca.
Lê Hồng Bảo Anh- st
(Hưng Yên)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin