Giữ hồn quê nơi phố thị

08:07, 29/07/2020

Một vị hiện là lãnh đạo sở vốn am hiểu đất Vĩnh Long xưa và nay chia sẻ: Trước năm 1975, TP Vĩnh Long rất nhỏ bé. Nếu như xem lại tư liệu thì thành phố gần như gói gọn ở Phường 1 hiện nay. Lúc bấy giờ, đường sá rất ít, công trình công cộng cũng ít, nhà cửa lưa thưa…

Một vị hiện là lãnh đạo sở vốn am hiểu đất Vĩnh Long xưa và nay chia sẻ: Trước năm 1975, TP Vĩnh Long rất nhỏ bé. Nếu như xem lại tư liệu thì thành phố gần như gói gọn ở Phường 1 hiện nay. Lúc bấy giờ, đường sá rất ít, công trình công cộng cũng ít, nhà cửa lưa thưa…

Nhận định về sự phát triển đô thị ở Vĩnh Long, ông cho rằng, mặc dù không nhanh như mong đợi nhưng tính ra cũng phát triển nhiều.

Theo đó, tất cả các xã của TP Vĩnh Long đã lên phường, mở rộng quy mô dân số và diện tích đô thị. Bên cạnh TP Vĩnh Long, nay còn có TX Bình Minh và các đô thị khác ở huyện. Trong đó, người dân đô thị hiện nay có một bộ phận thị dân lâu đời, còn lại có xuất thân từ nông dân. Theo ông, do đô thị hóa nên dân cư của TP Vĩnh Long cũng như của TX Bình Minh tăng lên và có nhiều thay đổi.

chị L.- một hộ sinh sống ở TX Bình Minh- bày tỏ băn khoăn về việc đô thị hóa khiến tình làng nghĩa xóm nơi chị ở không còn chân phương như xưa. Trong khi đó, anh H.- một thị dân TP Vĩnh Long cho rằng, một bộ phận không nhỏ thị dân ở làng quê lên đô thị “định cư theo công việc” một mặt bị “đô thị hóa” thì còn mang “văn hóa miệt vườn” tác động ngược lại đô thị. “Như chính tôi từ làng quê lên, hiện là cư dân thành phố nhưng có những cái thay đổi được, có những cái mang dáng dấp của nông dân”- anh nêu “dẫn chứng” sinh động.

Trong chuyến công tác tại Vĩnh Long mới đây nhằm trao đổi ý kiến liên quan nội dung đề tài nghiên cứu khoa học “Tìm hiểu về tác động xã hội trong phát triển đô thị vùng Tây Nam Bộ”, PGS. TS. Nguyễn Tất Giáp- nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia TP Hồ Chí Minh chia sẻ, ông là người con của làng quê ở Thái Bình, định cư ở phố lớn đã mấy mươi năm nhưng vẫn “nếp quê” và hiện đang sống trong gia đình 3 thế hệ.

Theo PGS. TS. Nguyễn Tất Giáp, phát triển đô thị liên quan tất cả các lĩnh vực của đời sống, do đó việc bảo tồn và phát huy bản sắc, các giá trị văn hóa trong phát triển đô thị vùng Tây Nam Bộ là một trong những vấn đề cần quan tâm trong quá trình đô thị hóa.

SÔNG HẬU

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh