Giải thưởng Nhiếp ảnh quốc tế Hamdan năm 2020 vừa khép lại với những bức ảnh đặc biệt ghi lại vẻ đẹp của nước cùng mối quan hệ của con người với nước.
Giải thưởng Nhiếp ảnh quốc tế Hamdan năm 2020 vừa khép lại với những bức ảnh đặc biệt ghi lại vẻ đẹp của nước cùng mối quan hệ của con người với nước.
Người giành chiến thắng cuộc thi năm nay là nhiếp ảnh gia người Úc Jasmine Carey, với bức ảnh một con cá voi lưng gù mẹ đang bơi bên cạnh con của mình ngoài khơi biển Tonga - Ảnh: JASMINE CAREY |
Bức ảnh vừa thể hiện được vẻ đẹp tình mẫu tử, vẻ đẹp nghệ thuật và cho thấy được không gian bao la, sâu thăm thẳm đầy bí ẩn của đại dương.
Nhiếp ảnh gia Apratim Pal giành vị trí thứ nhất thể loại nhiếp ảnh di động với bức ảnh đề tên Hành trình bên ngoài thế giới của chúng ta, chụp tại Ấn Độ - Ảnh: APRATIM PAL |
Vào mùa đông, khi dòng sông cạn, do các phản ứng quang hóa, một dạng sinh vật giống như rêu được hình thành và gây ô nhiễm dòng nước.
Một ngư dân chèo thuyền qua dòng sông tạo hiệu ứng hình ảnh đẹp mắt, như thể anh đang trên hành trình vượt ra ngoài thế giới.
Trong hình là bức ảnh của Yousef Bin Shakar Al Zaabi (UAE) ghi lại việc hai ông cháu đang uống nước trong một hồ thiêng ở Bayan-Ölgii ở phía đông bắc Mông Cổ - Ảnh: YOUSEF BIN SHAKAR AL ZAABI |
Hamdan International Photography Award là giải nhiếp ảnh uy tín do Thái tử Dubai Hamdan bin Mohammed bin Rashid Al Maktoum khởi xướng năm 2011.
Tổng số tiền trao giải hàng năm là 400.000 USD (gần 9,3 tỉ đồng). Chủ đề năm nay mang tên "Nước”.
Sau gần 10 năm tổ chức, cuộc thi ảnh này đã gây được tiếng vang lớn về uy tín và quy mô cùng giải thưởng lớn. Mỗi cuộc thi một chủ đề khác nhau và thu hút hàng triệu bức ảnh gửi về tham dự - Ảnh: ZHOUFAN CUI |
Trong ảnh là bức Chèo thuyền trên sông Áp Lục của Zhoufan Cui, Trung Quốc. Sông Áp Lục hiện là biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Người dân dùng bè gỗ làm phương tiện vận chuyển trên dòng sông này.
Thác nước Dynjandifoss ở Iceland - Ảnh: FRANÇOIS BOGAERTS |
François Bogaerts chụp bức ảnh một thác nước ở Iceland có tên là Dynjandifoss. Đây là một trong những thác nước đẹp nhất của đất nước này.
Thông qua bức ảnh, François Bogaerts muốn truyền tải thông điệp về vẻ đẹp và sức mạnh của nước. Con người đặc biệt trở nên nhỏ bé trước sức mạnh của nước.
Sư tử biển săn cá thu ở biển San Carlos - Ảnh: CHRISTIAN VIZL MAC GREGOR |
Christian Vizl Mac Gregor đến từ Mexico với bức ảnh ghi lại khoảnh khắc con sư tử biển săn mồi ở ngoài khơi bờ biển San Carlos.
Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, điều tác giả muốn nói tới qua bức ảnh này chính là sự đánh bắt quá mức, ô nhiễm, nhựa, bức xạ và biến đổi khí hậu đã tác động đến động vật đại dương.
Hai ngư dân đang vận chuyển một con cá mập mới đánh bắt được lên bờ - Ảnh: ATHO ULLAH |
Hình ảnh này được Atho Ullah ghi lại tại Indonesia. Những nỗ lực của chính phủ để thay đổi nhận thức của người dân và giảm bớt việc đánh bắt cá mập ở Indonesia không đủ hiệu quả.
Thiếu nhận thức về vai trò của cá mập trong hệ sinh thái của đại dương là mối đe dọa lớn đối với sinh vật biển này.
Con người nhỏ bé trước sức mạnh tự nhiên - Ảnh: CHAIHA KUMAR SAMBA SHIVAM LAILA |
Bức ảnh này ghi lại trong một cơn bão lũ ở Mumbai, Ấn Độ. Nước ngập tuyến phố, giao thông tê liệt, người leo lên xe buýt để tránh lũ.
Nước luôn được biết đến như là một phần thiết yếu của sự sống, tuy nhiên do biến đổi khí hậu, quá nhiều nước hoặc thiếu nó đã trở thành một vấn đề gây hậu quả nghiêm trọng. Ảnh của nhiếp ảnh gia Chaiha Kumar Samba Shivam Laila.
Thợ săn bạch tuộc - Ảnh: BUCHARI MUSLIM DIKEN |
Bức ảnh Thợ săn bạch tuộc của Buchari Muslim Diken từ Indonesia đứng vị trí thứ 3, hạng mục nước.
Đó là bức ảnh về một đứa trẻ đang tìm kiếm một con bạch tuộc ngoài khơi làng chài ở Ambon, quần đảo Maluku. Trẻ em ở đây dựa vào biển và đã quen làm mọi việc khi còn rất nhỏ.
Những em nhỏ co ro trú dưới tấm chăn mỏng trong cơn mưa tầm tã - Ảnh: SOURAV DAS |
Sourav Das với bức ảnh chụp những đứa trẻ người Ấn Độ trú mưa trên chiếc chõng tre với tấm vải che những giọt mưa trên đầu.
Sourav Das cho biết những đứa trẻ này đang chơi thì trời đổ mưa, chúng không có chỗ trú nên ngồi yên lặng như vậy cho đến khi bố mẹ đến đón về.
Theo MINH HẢI (TTO - theo Guardian)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin