Các khu phố, khu dân cư, khu vượt lũ… nhà ở san sát nhau. Cư dân sinh sống tại các khu này ngoài sinh hoạt ở không gian chung như chợ, công viên, sân thể thao... thì hàng xóm còn sống hòa đồng, gần gũi.
Các khu phố, khu dân cư, khu vượt lũ… nhà ở san sát nhau. Cư dân sinh sống tại các khu này ngoài sinh hoạt ở không gian chung như chợ, công viên, sân thể thao... thì hàng xóm còn sống hòa đồng, gần gũi.
Sớm sớm, người lớn rủ nhau đi chợ, tập thể dục. Trưa rảnh rỗi, sang nhà nhau chơi. Chiều cơm nước xong, ra trước nhà tụm năm tụm ba chuyện trò, bày mâm trà, rượu... Trẻ con trong khu phố kết bạn, chơi đùa cùng nhau như người nhà. Đặc biệt, những người lớn tuổi từ nông thôn lên đô thị sống cùng con cháu càng có thói quen gần gũi, hàn huyên như “bà con chòm xóm quê mình trước nay vẫn vậy”.
Hàng xóm gắn bó, chan hòa vốn là nét đẹp cần gìn giữ dù ở làng quê hay phố phường hiện đại. Tuy nhiên, trong thời điểm phòng chống dịch COVID-19 như hiện nay, nhiều nơi đã thay đổi thói quen- tạm thời giữ khoảng cách: không rủ nhau đi chợ, tập thể dục, không “tụm năm tụm ba” chuyện trò, tuyệt đối không tổ chức ăn uống chung và nhất định là nhà ai nấy ở.
Việc tạm thời thay đổi thói quen, giữ khoảng cách lẫn nhau không dễ, thậm chí còn dẫn đến mất lòng. Đặc biệt khó xử đối với người lớn tuổi và trẻ em nên cần cư xử thật khéo léo và cẩn trọng, ưu tiên an toàn phòng chống dịch.
Thiết nghĩ, giữ khoảng cách là để phòng chống dịch bệnh cho bản thân và gia đình và cũng chính là cách phòng chống bệnh cho hàng xóm, cho khu phố và cả cộng đồng nên cần thiết lắm.
Tạm thời xa cách nhé hàng xóm ơi!
SÔNG HẬU
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin