Lễ hội Aza Koonh, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Lễ hội Aza Koonh, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Dân làng chuẩn bị lễ vật trong lê hội Aza Kooh của người Pa Co |
Lễ hội Aza Koonh là một trong những nghi lễ truyền thống, là Tết cổ truyền của đồng bào Pa Cô - Tà Ôi có từ thời xa xưa, được tổ chức nhằm tiễn đưa năm cũ và đón chào năm mới, chuẩn bị đón một vụ mùa mới.
Lễ hội thường được bắt đầu từ mùng 6/11 âm lịch và kéo dài đến hết ngày 24, tháng Chạp. Mỗi làng sẽ chọn một ngày đẹp nhất trong khoảng thời gian này để tổ chức nghi lễ, gọi là lễ hội Aza.
Lễ hội Aza của đồng bào Pa Cô ở huyện A Lưới có hai loại gồm: Aza Kan và Aza Koonh. Aza Kan được tổ chức hàng năm và Aza Koonh được tổ chức định kỳ 5 năm một lần, do vậy Lễ hội Aza Kan thường được tổ chức đơn giản và ít nghi lễ hơn so với Lễ hội Aza Koonh.
Lễ hội Aza Koonh có nhiều nghi lễ gồm: Lễ tẩy rửa, lễ xua đuổi các linh hồn dữ, lễ chuẩn bị, lễ cúng các vị giống cây trồng, lễ cúng cho Giàng xứ, lễ cúng những người đã khuất; lễ cúng các vị thần che chở đi buôn bán; lễ cúng giàng Azel; lễ cúng vị thần ban tặng con người; lễ ăn cơm mới; lễ giao mâm cỗ và nghi lễ tiễn khách. Lễ vật để cúng trong Lễ hội Aza là cơm trắng, xôi, bánh, gà, heo, vịt, dê, hạt giống cây trồng, nổi bật là "tâng họt"- một loại hoa làm từ tre và vải dzèng.
Bà Lê Thị Thêm, Trưởng Phòng Văn hóa thông tin huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, Lễ hội Aza Koonh được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là cơ hội để huyện A Lưới phát triển du lịch.
“Lễ Aza Koonh là một trong những lễ hội lớn của đồng bào dân tộc Pa Cô, thường tổ chức trong khỏng từ 5 năm đến 10 năm/lần. Khi bà con trong làng được bội thu, sức khỏe, ấm no hạnh phúc, thì lúc đó để tạ ơn thần lúa đã phù hộ cho dân làng được ấm no, với ý nghĩa đó bà con dân làng tiến hành tổ chức lễ hội A Za Kooh. Đến thời điểm bây giờ lễ hội này được bảo tồn nguyên vẹn về giá trị, về quy mô trong cộng đồng”- bà Thêm nói./.
Theo Lê Hiếu/VOV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin