Sứ giả mang văn hóa, ngôn ngữ Nhật Bản tới Việt Nam

10:06, 28/06/2019

Hình ảnh những người Nhật thân thiện, nhiệt tình giúp đỡ học sinh Việt Nam tìm hiểu về văn hóa, con người, học tập ngôn ngữ Nhật Bản đã trở nên quen thuộc tại nhiều trường học Việt Nam.

Hình ảnh những người Nhật thân thiện, nhiệt tình giúp đỡ học sinh Việt Nam tìm hiểu về văn hóa, con người, học tập ngôn ngữ Nhật Bản đã trở nên quen thuộc tại nhiều trường học Việt Nam.

 

Cô giáo Phùng Thị Trinh (ngoài cùng bên trái), giáo viên tiếng Nhật trường Trung học Cơ sở Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội tham dự hội nghị. (Ảnh: Thành Hữu/TTXVN)
Cô giáo Phùng Thị Trinh (ngoài cùng bên trái), giáo viên tiếng Nhật trường Trung học Cơ sở Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội tham dự hội nghị. (Ảnh: Thành Hữu/TTXVN)

Hình ảnh những người Nhật thân thiện, nhiệt tình giúp đỡ học sinh Việt Nam tìm hiểu về văn hóa, con người, học tập ngôn ngữ Nhật Bản đã trở nên quen thuộc tại nhiều trường học Việt Nam.

Họ là cây cầu nối quan trọng cho mối quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản và đang hỗ trợ đắc lực cho thời đại mở cửa tiếp nhận lao động nước ngoài tại “Đất nước Mặt Trời mọc.”

Đây chính là những “cộng sự tiếng Nhật” được đề cập trong nội dung Hội nghị chuyên đề “Giáo dục tiếng Nhật trong thời đại sử dụng nguồn nhân lực nước ngoài - dựa trên kinh nghiệm hoạt động phái cử cộng sự tiếng Nhật” do Trung tâm châu Á - Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản (The Japan Foundation) phối hợp với báo Nikkei tổ chức tại thủ đô Tokyo ngày 27/6.

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, những “cộng sự tiếng Nhật” được tuyển chọn từ sinh viên hoặc người đã về hưu tham gia các hoạt động giảng dạy chủ yếu với vai trò là trợ giảng cho các giáo viên tiếng Nhật tại các trường trung học phổ thông và trung học cơ sở nước sở tại.

Họ cũng đóng vai trò như các “sứ giả” giới thiệu văn hóa Nhật Bản đến với học sinh nước được phái cử. Từ năm 2016 đến năm 2017, đã có 955 cộng sự tiếng Nhật được cử tới 12 nước trên thế giới.

Việt Nam là một trong những quốc gia trọng điểm mà dự án phái cử “cộng sự tiếng Nhật” hướng đến.

Dự án đã phái cử cộng sự tiếng Nhật đến nhiều địa phương như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu. Từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2019, 224 cộng sự tiếng Nhật đã tới Việt Nam.

 

Tham gia Hội nghị chuyên đề lần này có các cộng sự tiếng Nhật đã đến Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, cùng các giáo viên dạy tiếng Nhật tại những trường tiếp nhận những cộng sự tiếng Nhật.

Đại diện Việt Nam tham dự hội nghị là cô giáo Phùng Thị Trinh đến từ trường Trung học cơ sở Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.

Trong bối cảnh Nhật Bản đang mở rộng tiếp nhận lao động nước ngoài theo Luật Quản lý nhập cư sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/4 vừa qua, những cộng sự tiếng Nhật được đánh giá sẽ góp phần hỗ trợ đắc lực cho chính sách này, giúp lao động nước ngoài nhanh chóng làm quen với môi trường làm việc Nhật Bản, đóng góp xây dựng kinh tế cho cả hai quốc gia, cũng như cầu nối quan trọng cho quan hệ hữu nghị Việt - Nhật ngày càng phát triển.

Tháng 1/2013, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công bố “5 nguyên tắc trong ngoại giao với ASEAN” trong đó có nguyên tắc cùng bảo vệ, phát triển văn hóa và truyền thống đa dạng của châu Á.

Dựa trên nguyên tắc này Trung tâm Châu Á thuộc Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản được thành lập và dự án hỗ trợ người học tiếng Nhật ra đời. Phái cử “Cộng sự tiếng Nhật” thuộc dự án này.

Hội nghị chuyên đề “Giáo dục tiếng Nhật trong thời đại sử dụng nguồn nhân lực nước ngoài - dựa trên kinh nghiệm hoạt động phái cử cộng sự tiếng Nhật” nằm trong khuôn khổ chương trình “Âm vang châu Á 2019”, hoạt động giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản-Đông Nam Á với một loạt các sự kiện diễn ra từ tháng 6 đến tháng 7/2019./.

Theo Thành Hữu (TTXVN/Vietnam+)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh