Loạt chương trình được thể hiện với hình thức phim tài liệu "Người quê", phát sóng vào 12 giờ 40 Chủ Nhật hàng tuần trên kênh VTV1, mang đến những cách nhìn mới, phản ánh chân thực bức tranh nông thôn đương đại qua chủ thể là người nông dân.
Loạt chương trình được thể hiện với hình thức phim tài liệu “Người quê”, phát sóng vào 12 giờ 40 Chủ Nhật hàng tuần trên kênh VTV1, mang đến những cách nhìn mới, phản ánh chân thực bức tranh nông thôn đương đại qua chủ thể là người nông dân.
Một cảnh trong chương trình “Người quê”. |
Người quê” là chương trình truyền hình đầu tiên khai thác đời sống muôn mặt của người nông dân. Mỗi tập dài khoảng 12-18 phút, phản ánh đa chiều cuộc sống của người nông dân trên nhiều phương diện: đời sống tinh thần, văn hóa, tín ngưỡng... đến những câu chuyện hằng ngày sau lũy tre làng.
Mỗi câu chuyện được kể bởi chính người nông dân, với những suy nghĩ, tâm tư và giọng nói chân thực của họ. Hình ảnh của phim là cuộc sống đời thường, có khi ồn ào náo nhiệt ở khu chợ, có khi tĩnh lặng trong góc nhà, hay miệt mài trên đồng ruộng, rẫy rau màu…
“Người quê” đưa người xem đến “Chuyện trên cao nguyên đá” với hành trình vươn lên làm giàu của bà con người H’Mông tại Hà Giang.
Theo chân anh Vàng Mí Sùng, cán bộ tín dụng ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đồng Văn, Hà Giang, khán giả sẽ thấy con đường vươn lên của bà con vùng cao, từ việc sử dụng hiệu quả vốn vay cho mô hình sản xuất nông nghiệp mới, đến thay đổi tư duy và chủ động tìm thị trường.
Thành quả đó được thấy rõ qua tập “Chuyện làm giàu của Vàng Thống Cáo” khi anh vượt qua mọi khó khăn về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên nơi cổng trời Quản Bạ, Hà Giang, để trồng nông sản sạch, rồi kinh doanh giống cây trồng thành công.
Anh còn giúp nhiều gia đình ở xã Quyết Tiến thay đổi tư duy khi sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Thương hiệu rau Quyết Tiến cũng từ đó ra đời...
Tập “Người làng Thái Phiên” kể về những người dân sinh sống tại Thái Phiên, Đà Lạt. Họ từ nhiều miền quê (Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Trị...) đến vùng cao nguyên lập nghiệp nhưng vẫn giữ nét sinh hoạt văn hóa của quê hương mình.
Bà con ở mỗi địa phương đều lập đình làng để thờ tổ tiên và sinh hoạt cộng đồng. Mặc dù giữ gìn bản sắc địa phương nhưng họ lại hòa đồng trong ngôi làng chung, đó là làng Thái Phiên.
Sự gắn kết, tôn trọng nhau đã giúp cho nông dân làng Thái Phiên phát triển nghề trồng hoa, rau xanh, đưa nơi đây trở thành làng nghề nổi tiếng. Còn tập “Gìn giữ nghệ thuật hát rối Ổi Lỗi” lại kể câu chuyện về đời sống tinh thần của người dân vùng Nam Định.
Nghệ thuật hát rối Ổi Lỗi được lưu truyền từ hàng trăm năm nay tại chùa Bi (Thị trấn Nam Giang, Nam Trực, Nam Định).
Đây là loại hình rối cạn, hát và múa để hầu thánh, có nội dung ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị và đạo lý làm người. Với những người dân nơi đây, cuộc sống có vất vả ra sao nhưng đời sống tinh thần của họ luôn phong phú.
Còn rất nhiều làng quê, hình ảnh người nông dân khắp mọi miền đất nước được phản ánh trong “Người quê”, tạo nên bức tranh vừa hiện đại vừa truyền thống.
Theo Báo Cần Thơ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin