Ẩm thực là một hoạt động văn hóa rất đặc biệt của mỗi dân tộc, cộng đồng. Do đó, nó vô cùng đa dạng, độc đáo. Tuy nhiên, có thể phân chia thành 3 nền văn minh ăn uống chung nhất: văn hóa bốc tay, văn hóa đũa và văn hóa dao- nĩa.
Ẩm thực là một hoạt động văn hóa rất đặc biệt của mỗi dân tộc, cộng đồng. Do đó, nó vô cùng đa dạng, độc đáo. Tuy nhiên, có thể phân chia thành 3 nền văn minh ăn uống chung nhất: văn hóa bốc tay, văn hóa đũa và văn hóa dao- nĩa.
Dọn riêng mỗi khẩu phần ăn trong gia đình như người Nhật thì thật cầu kỳ, nhưng chúng ta có thể thêm cái muỗng cá nhân vào bữa ăn thì sẽ hay biết mấy. |
Đối với ẩm thực Nam Bộ, với sự dung nạp, giao thoa nhiều bản sắc các cộng đồng văn hóa của một vùng đất mới đã tạo nên sự hỗn hợp thú vị.
Cho nên ở vùng đất này, chúng ta thấy có chứa đựng đủ cả 3 nền văn minh ăn uống của nhân loại. Tuy nhiên, đũa vẫn là cốt lõi trong sinh hoạt ẩm thực hàng ngày.
Văn hóa đũa là một đề tài rộng lớn, ở đây chúng ta chỉ lướt qua một số vấn đề bất cập, những thói quen không còn phù hợp nữa và nên cân nhắc thay đổi.
Trước hết, việc gắp thức ăn cho khách thể hiện sự thơm thảo, lòng hiếu khách, nhường nhịn miếng ngon.
Tuy nhiên, thói quen này dễ gây nên sự khó chịu khi trong suốt bữa tiệc, thực khách cứ… bị gắp bỏ vào đầy chén những món mình chưa kịp ăn hết hoặc không thích ăn. Gọi là… bị ép ăn. Điều này, rất dễ thấy trong các tiệc cưới, đám giỗ ở cả thành thị lẫn nông thôn.
Một vấn đề lớn nữa là thói quen dùng đũa của người Việt mình nên cân nhắc, điều chỉnh lại để giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ sức khỏe đồng thời tạo nên nét văn hóa tinh tế, tao nhã trong cảm giác bữa ăn.
Đó là việc đôi đũa cá nhân đi từ miệng người này được sử dụng chung, quấy đảo trong tô canh, dĩa thức ăn chung, nước chấm chung.
Trong thời đại có quá nhiều bệnh tật lây truyền qua đường ăn uống, nên chăng chúng ta cần xây dựng một văn hóa sử dụng đũa một cách văn minh hơn?
Bữa ăn hàng ngày của người Nhật sẽ dọn từng phần ăn riêng cho mỗi thành viên trong bàn. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân có rất nhiều loại đũa dành riêng cho những bữa ăn hàng ngày, đũa dùng tiệc tùng, đũa dùng ngày tết, các dịp quan trọng…
Các thành viên trong gia đình cũng không dùng đũa chung và trong bàn ăn đôi đũa cá nhân không xâm phạm vào món ăn chung. Nếu bàn tiệc có món lẩu, món dùng chung thì sẽ có riêng đôi đũa, cái muỗng canh múc riêng.
Đối với người dân nông thôn mình, chúng tôi cũng từng nghĩ sẽ rất phiền phức khi mỗi ngày phải dọn riêng kiểu người Nhật; vậy chúng ta phải xử lý thế nào cho tiện lợi mà vẫn giữ được vệ sinh chung.
Mới đây, khi được dùng bữa cơm tại một ngôi chùa ở Mang Thít, tôi thấy một cách ăn rất hay, giản tiện mà có thể mọi người có thể ăn uống chung bất luận chay mặn.
Tất cả các món ăn đều dọn chung, không phải cầu kỳ như người Nhật, nhưng mỗi người có 1 đôi đũa và 1 cái muỗng. Như vậy, đôi đũa chỉ dùng để gắp thức ăn chung cho vào chén, sau đó sẽ dùng muỗng múc ăn. Thật giản tiện.
Ngày xưa bộ đội mình cũng có cách ăn dùng 2 đầu đũa, 1 đầu để gắp thức ăn và 1 đầu để “và” cơm, thức ăn; nhưng cách ăn này khó tập và không được đẹp mắt cho lắm.
Văn hóa đũa là một đề tài rộng lớn, chỉ xin lạm bàn vài nét cần lưu ý thay đổi trong một số thói quen không còn phù hợp nữa. Mong sẽ tiếp tục bàn về đề tài này, vừa thiết thực, vừa văn hóa, văn minh, khoa học trong ăn uống.
Bài, ảnh: NGỌC TRẢNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin