Rõ là đèn vàng trong tín hiệu đèn giao thông là cần thiết, nhưng trong nhiều trường hợp thì đèn vàng lại là nguyên nhân dẫn đến tình thế tiến thoái lưỡng nan- nhất là ở những đô thị đông đúc, thường xuyên bị kẹt xe.
Rõ là đèn vàng trong tín hiệu đèn giao thông là cần thiết, nhưng trong nhiều trường hợp thì đèn vàng lại là nguyên nhân dẫn đến tình thế tiến thoái lưỡng nan- nhất là ở những đô thị đông đúc, thường xuyên bị kẹt xe.
Một trong những trường hợp như vậy là khi xe đi vào giao lộ. Trên thế giới cũng có 2 trường phái. Ở những nước áp dụng quy định “hạn chế đèn vàng” thì kể cả khi phương tiện đi vào giao lộ trong pha đèn xanh hoặc vàng, nhưng đang ở trong giao lộ mà bị chiếu đèn đỏ sẽ bị phạt lỗi vượt đèn đỏ.
Còn trường phái thứ hai quy định “không được làm tắc giao lộ” buộc người điều khiển phương tiện giao thông phải tự lựa chọn dừng lại chờ đợi hay đi vào giao lộ khi pha đèn xanh sắp hết và giao thông đang đông đúc. Khi đó, người điều khiển phương tiện giao thông phải chịu trách nhiệm về hành vi làm tắc nghẽn, rối loạn giao thông.
Nghe qua thì có vẻ như khắc nghiệt, nhưng rất nhiều nước phát triển đang áp dụng quy định này. Ở Anh, ngay cả lúc đèn xanh, nếu cảm thấy không thoát khỏi được giao lộ khi đèn chuyển màu thì lái xe quyết định không đi vào, nếu không sẽ bị phạt nặng. Mỹ, Úc, New Zealand,… và nếu tính trong khu vực thì Malaysia cũng có quy định tương tự.
Trong khi đó, ở những nước theo quy định “hạn chế đèn vàng” thì người và phương tiện được đi vào giao lộ khi đèn đang xanh hoặc vàng (trường hợp đã đi quá vạch dừng).
Tại Việt Nam- theo Điều 10 Luật Giao thông đường bộ- nếu đã vào giao lộ thì chuyện mắc kẹt trong pha đèn đỏ ở giữa giao lộ không bị phạt lỗi vượt đèn đỏ. Nhưng đó lại là một trong những nguyên nhân gây kẹt xe.
Chưa kể đa phần người tham gia giao thông ở ta lại thiếu kiên nhẫn, sẽ có những tiếng kèn xe inh ỏi, tiếng cự cãi và cả những vụ xô xát. Vậy ta nên làm theo cách nào cho phù hợp văn hóa giao thông của cư dân đô thị xứ mình?
THÀNH LONG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin