Khu vực ven đô thị đang chịu những áp lực nặng nề của quá trình đô thị hóa. Các đô thị là đầu tàu phát triển kinh tế, song cũng tạo ra những thách thức trong phát triển đô thị bền vững hiện nay.
Khu vực ven đô thị đang chịu những áp lực nặng nề của quá trình đô thị hóa. Các đô thị là đầu tàu phát triển kinh tế, song cũng tạo ra những thách thức trong phát triển đô thị bền vững hiện nay.
Khu vực ven đô thị- nơi đang… bâng khuâng đứng giữa 2 xu hướng: phát triển và bảo tồn, giữa lợi ích phát triển kinh tế và nhu cầu bảo vệ môi trường, bảo vệ các giá trị văn hóa và bảo đảm phát triển bền vững.
Dễ nhận thấy, không gian đô thị luôn có sự đan xen giữa đô thị và nông thôn. Nông thôn có lúc còn “chế ngự” đô thị. Sự chuyển đổi kinh tế- xã hội đã dẫn đến nhiều biến đổi của vùng ven đô: khi có sự thay đổi về ranh giới hành chính, nông thôn lọt vào đô thị cũng có sự thay đổi lớn về cấu trúc dân cư, một bộ phận dân cư nông thôn trở thành dân cư đô thị mới.
Dịch cư tại chỗ trở thành hình thức phổ biến ở các đô thị. Hình thức dịch cư này đã làm gia tăng dân số đô thị của nhiều thành phố lên đến 20- 30%, thậm chí có nơi lên tới 50%, tạo ra sự bùng phát dân số đô thị.
Đối với các khu vực nông thôn nằm trong vùng ảnh hưởng của các đô thị lớn, nông dân thường dịch chuyển ra thành phố theo mùa vụ, cố định thường xuyên, nhiều trường hợp đã trở thành di chuyển lâu dài. Cuộc sống định cư của người dân ở khu vực kinh tế này đang tạo nên những vấn đề bức xúc đối với môi trường sống đô thị hiện nay.
Gần đây, tỉnh Vĩnh Long đã công bố quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Long đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Trong định hướng phát triển hệ thống đô thị đến năm 2030, Vĩnh Long có 11 đô thị gồm 1 đô thị loại II, 1 đô thị loại III, 2 đô thị loại IV và 7 đô thị loại V. Dự báo đến năm 2030, dân số Vĩnh Long khoảng 1.200.000- 1.235.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 300.000- 432.250 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 25- 35%.
Đồ án quy hoạch đã đưa ra những đề xuất quan trọng về tầm nhìn và các mục tiêu chiến lược phát triển vùng, mô hình phát triển vùng, định hướng phát triển không gian vùng đến năm 2030 (đô thị, công nghiệp, du lịch, nông nghiệp,…), hệ thống đô thị- điểm dân cư nông thôn, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật… nhằm xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Long trở thành vùng phát triển năng động, có cơ cấu kinh tế hợp lý, góp phần quan trọng xây dựng vùng ĐBSCL giàu mạnh.
THÀNH LONG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin