Cụ Phan Bội Châu (1867- 1940) là nhà văn, nhà cách mạng yêu nước. Quê gốc của cụ ở xã Nam Hoa (huyện Nam Đàn- Nghệ An). Năm 1925, sau khi bị thực dân Pháp bắt giải về nước, cụ sống trong tình trạng giam lỏng tại Huế (Khu Bến Ngữ) cho đến ngày qua đời (29/10/1940).
Cụ Phan Bội Châu (1867- 1940) là nhà văn, nhà cách mạng yêu nước. Quê gốc của cụ ở xã Nam Hoa (huyện Nam Đàn- Nghệ An). Năm 1925, sau khi bị thực dân Pháp bắt giải về nước, cụ sống trong tình trạng giam lỏng tại Huế (Khu Bến Ngữ) cho đến ngày qua đời (29/10/1940).
Vào năm 1932, cụ mua thửa vườn ở đồi Quang Tê với ý định ban đầu là thành lập một cô nhi viện. Ý định đó bị chính quyền thực dân ngăn cấm. Ngay sau đó, Phan Bội Châu chuyển hướng cho xây dựng thửa vườn đó thành nghĩa trang. Cụ tâm sự: “Nếu ta không làm gì được cho người sống thì ta làm cho người chết”.
Năm 1934, cụ tự tay thảo quy ước cho nghĩa trang này như sau:
“Cổ nhân nói rằng: Bạn bè chết không có chỗ chôn thì chôn tại nhà ta. Nhưng vì đất hẹp vườn chật khó dung hết được nên ra quy ước về việc chôn cất như sau:
Một là: đồng chí đồng sự với Châu, đeo đuổi chí mình đến chết không biến đổi.
Hai là: Tuy không cùng Châu đồng sự nhưng biết chắc đã cùng Châu đồng chí đến chết không biến đổi.
Ba là: Ảnh hưởng vì chủ nghĩa của Châu mà hy sinh thống khổ đến chết không biến đổi.
Tư cách ba hạng trên ấy rủi bị chết thành Thuận Hóa xin rước di hài đến chôn tại nghĩa địa này.
Bằng không có ba hạng người tư cách như trên xin nhất thiết không nhận”.
Người được Phan Bội Châu xem là có “chí tử bất biến” và là đồng chí của mình và được cụ cho phép chôn cất đầu tiên tại nghĩa trang này vào năm 1939 là Nguyễn Chí Diểu.
Nguyễn Chí Diểu là một cán bộ ưu tú của Đảng, từng cùng với Phan Đăng Lưu có nhiều dịp đàm đạo với Phan Bội Châu tại ngôi nhà lá ở dốc Bến Ngự của ông.
Nguyễn Chí Diểu quê ở Huế. Nhà thơ Tố Hữu- trong bài “Quê mẹ” từng nói lên công lao dìu dắt mình vào con đường cách mạng của bậc đàn anh này:
“Con lớn lên con tìm cách mạng/ Anh Lưu, anh Diểu dạy con đi”, khi có thời kỳ là Bí thư Tỉnh ủy Gia Định trực tiếp xây dựng địa bàn vùng Bà Điểm- Hóc Môn. Đồng chí đã trải qua các nhà tù lớn của chế độ thực dân, chịu mọi tra tấn cực hình và mất trong tật bệnh đau đớn.
Kế tiếp Nguyễn Chí Diểu là các đồng sự gần gũi của Phan Bội Châu như Trần Hoanh, Bùi Thị Nữ; nữ sĩ Đạm Phương, sau đó là Hải Triều, Phan Triệu Trường được chôn cất tại nghĩa trang này.
Hiện tại nghĩa trang mang tên Phan Bội Châu đã có hơn 40 ngôi mộ, trong đó có mộ của cả một số nhà thơ như Thanh Hải, Thanh Tịnh.
LÊ HỒNG THIỆN- st biên soạn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin