Những vần thơ "xuất thế gian" trong thơ Lưu Quang Vũ

04:08, 18/08/2018

Lưu Quang Vũ, một hiện tượng lạ trong làng nghệ thuật Việt Nam. Nhiều người biết đến ông qua những vở kịch để đời từng trình diễn khắp và sau thời kỳ đổi mới (1986). Từ địa hạt kịch, Lưu Quang Vũ trở thành một trong những soạn giả xuất sắc nhất thời đại, đóng góp nhiều tác phẩm xếp vào hàng kinh điển còn mãi với thời gian.

Lưu Quang Vũ, một hiện tượng lạ trong làng nghệ thuật Việt Nam. Nhiều người biết đến ông qua những vở kịch để đời từng trình diễn khắp và sau thời kỳ đổi mới (1986). Từ địa hạt kịch, Lưu Quang Vũ trở thành một trong những soạn giả xuất sắc nhất thời đại, đóng góp nhiều tác phẩm xếp vào hàng kinh điển còn mãi với thời gian.

Lưu Quang Vũ đóng vai trò phức hợp về tài năng thể hiện trên nhiều lĩnh vực đa dạng, từ thơ ca, truyện ngắn, phê bình văn học, nghệ thuật cho tới Kịch nói, chưa kể ông còn có phẩm tài của một người từng theo học hội họa.

Nói chung, ở lĩnh vực nào, dù nổi danh hay chỉ đơn giản được người thân, bạn bè biết tới, Lưu Quang Vũ đều chứng tỏ khả năng, tài năng xuất chúng.

Ngay từ những ngày đầu xuất hiện trên văn đàn với tập thơ “Hương cây - Bếp lửa” in chung cùng Bằng Việt, Lưu Quang Vũ đã lọt vào “tuệ nhãn” của cây đại thụ trong làng phê bình văn học bấy giờ là Hoài Thanh, sau này Nguyễn Huy Thiệp cũng không ngớt lời khen ngợi.


Riêng ở lãnh địa thơ ca, Lưu Quang Vũ có nhiều bài thơ in đậm trong tâm trí người đọc, như “Đất nước đàn bầu”, “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi”, “Nhà chật”, “Vườn trong phố”, “Những bông hoa không chết”; “Tiếng Việt”…

Lưu Quang Vũ không chỉ dùng ngòi bút lột tả bộ mặt thật của xã hội qua kịch, chân dung những nhà văn tiền bối bằng phê bình, mà còn thể hiện tư tưởng, tình cảm, thế giới thầm kín qua thơ.

Trong con người tài hoa đi đến tận cùng số phận, cống hiến hết mình cho nghệ thuật, không ít kẻ ghen ghét, đố kỵ, giành nhiều trang viết nói về thói hư tật xấu của ông. Tuy nhiên, thói hư, tật xấu ấy tác giả đã đem sang thế giới bên kia, thứ còn lại là những viên ngọc sáng long lanh, quý giá... góp nhặt cho đời. 

Thơ chính là nhịp cầu tư tưởng, thế giới khép kín, nội tâm của người viết đi kèm với những biến động nghiệt ngã, sóng gió và bi thảm. Nói cách khác, cuộc đời Lưu Quang Vũ chính là một tác phẩm nghệ thuật.

Nếu đặt trong bối cảnh văn hóa đất nước, ông là hiện thân của thế hệ danh nhân trưởng thành bằng con đường tự học, lớn lên bằng cách tự bươn chải, kiếm sống bằng nhiều nghề, trong đó có cả nghề lao động chân tay thuần túy.

“Mây trắng của đời tôi” có thể coi như bản tuyên ngôn về nhân sinh quan, thế giới quan của Lưu Quang Vũ. Mọi quan điểm thẩm mỹ, tư tưởng thi ca đều hiển lộ qua từng câu thơ. Tác phẩm tập trung vẻ đẹp của nhạc điệu, tiết tấu, kết hợp với thế giới hình sắc biến ảo.

“Những ngọn lửa vô hình chưa kịp có tên

Dòng nhựa trong cây, mùa xuân trong dòng nhựa

Cơn gió ấn sau buồm, chân trời sau biển cả

Những nhịp cầu

Nối hạt cát với ngôi sao…”

Nếu như “Nhà chật”: “Nhà chỉ mấy thước vuông, sách vở xếp cạnh nồi/ Nếu nằm mơ, em quờ tay là chạm vào thùng gạo…” thể hiện hiện thực trần trụi của cuộc sống thì “Mây trắng của đời tôi” chính là hiện thực của tư tưởng. Nó thoát khỏi những ràng buộc đời thường vươn lên thành phi thường - xuất thế gian - lạc vào cõi vĩnh hằng muôn thuở.

Lưu Quang Vũ đặc biệt nhạy cảm với những cung bậc của ngôn ngữ, qua các phương tiện biểu hiện của thi ca và thế giới đi ra từ cánh cửa nội giới. Trong bài thơ “Tiếng Việt”, tác giả đã khám phá ra chân trời mới lạ ẩn sau những cung bậc âm thanh trầm bổng, huyền diệu:

“Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh. 

Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy. 

Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn.

 Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối. 

Tiếng heo may gợi nhớ những con đường...”

Xuất phát từ khả năng nhạy cảm, đa cảm với cách thức biểu hiện của phương tiện ngôn từ, Lưu quang Vũ thể hiện một cách tuyệt vời thông qua nghệ thuật trình diễn là kịch nói.

Lời thoại nhân vật luôn tràn đầy dư ba, ngân nga như nghệ thuật âm nhạc, lời lẽ thốt lên có khả năng truyền cảm, thẩm thấu, chuyển tải sâu sắc cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.

Kịch Lưu Quang Vũ phản ánh sâu sắc những vấn đề nóng bỏng mang tính thời sự, tác giả dũng cảm đương đầu trước hiện thực trần trụi bằng bản lĩnh của một con người từng mệnh danh là “không biết sợ”. Song, Kkịch là ngôn ngữ ông nói với thế nhân, còn thơ ca mới là lý tưởng sống.

Nhạc sĩ Beethoven vĩ đại thể hiện mình qua chương III những bản Sonate bất tử, còn chương I giống như cuộc trò chuyện với người đời. Chương III tập trung mọi khả năng bùng nổ, tỏa sáng như tinh cầu trên bầu trời đêm.

Lưu Quang Vũ với “Mây trắng của đời tôi” đã phác họa thế giới bằng vẻ đẹp thuần khiết, trong suốt, nhẹ tênh, như tâm hồn phiêu lãng tỏa bóng yên lành xuống cuộc đời sóng gió, đi từ cuộc sống nhọc nhằn tới đỉnh cao vinh quang trong tâm thái tiêu dao, nhởn nhơ trên cõi tạm. 

Lưu Quang Vũ sáng chói như sao băng rồi vụt tắt trên bầu trời nghệ thuật để lại sự ngỡ ngàng, tiếc nuối cho bao người yêu quý, tiếc thương cho tài năng, phẩm cách của một nghệ sĩ lớn. Nhìn cảnh ngang trái đầy rẫy trong xã hội không khỏi chạnh lòng nhớ xót xa và thầm nhủ giá cuộc đời còn có Lưu Quang Vũ.

Lưu Quang Vũ đã đi vào cõi bất tử cách đây 30 năm. Ông đã rời “Nhà chật” đi vào nhà trống - cõi mênh mang trong vũ trụ không cùng. “Điều không thể mất” trong gia tài nghệ thuật quý giá đó chính là những tác phẩm bất hủ. Và thơ là phần tinh thoa, tinh túy, như tâm hồn nhẹ thênh thang, trôi bồng bềnh trên trời phiêu lãng của trí tưởng tượng kỳ vĩ. 

Những năm cuối đời ngắn ngủi, Lưu Quang Vũ làm việc như “bà nhập” với một năng lực “xuất quỷ nhập thần”, khoảng 10 năm cho ra đời gần 50 vở kịch, kèm theo những bài thơ đi cùng năm tháng. Vào thời điểm đó, có người nói: “Vũ sắp bị Giời bắt đi”.

Thực tế, Lưu Quang Vũ không bị giời bắt đi mà ra đi vì tai nạn giao thông trong một ngày đầu thu cách nay 30 năm. Nguyễn Trãi từng than thở: “Tuấn kệt như sao buổi sớm. Nhân tài như lá mùa thu”. Lá mùa thu nhân tài trong vườn Nghệ thuật nước nhà vốn đã xác xơ sau mỗi mùa lá rụng và mỗi chiếc lá rụng xuống không khỏi khiến đất trời thêm hoang vu, dẫu biết mùa thu không phải là bất tử!

Trong cuốn “Giăng lưới bắt chim”, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp từng khái quát giới nhà văn tiền bối nước ta chủ yếu thuộc loại “tự phát thành tài”. Lịch sử Việt Nam mang trong mình thuộc tính lưu truyền văn hóa thông qua phương thức “thổ sinh thổ dưỡng” đặc thù của văn hóa dân gian.Đối với Lưu Quang Vũ, thơ như một góc trời riêng, lặng lẽ phơi bày tư tưởng, tình cảm, quan điểm thẩm mỹ... của tác giả. Ông để lại nhiều tập thơ, năm 2010 Nhà xuất bản Hội nhà văn tuyển chọn in thành cuốn: “Lưu Quang Vũ – Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi”. Tiêu đề cuốn sách cũng chính là tên một bài thơ tình nổi tiếng. Thơ Lưu Quang Vũ phản ánh nhiều cung bậc cảm xúc, sắc độ của cuộc sống, không hiếm bài vượt lên trên những biểu hiện tầm thường vươn lên thành tuyên ngôn cho một nhân cách độc lập. “Trên mái nhà, cao vút rừng câyTrên rừng cây, những đám mây xô giạtTrên ngày tháng, trên cả niềm cay đắngThơ tôi là mây trắng của đời tôi.”

 

Theo Dân Việt

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh