Thăm Bảo tàng đồng quê đầu tiên ở Việt Nam

01:07, 04/07/2018

Bảo tàng Đồng quê tọa lạc tại thôn Bình Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy (Nam Định). Năm 2014, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao chứng nhận bà Ngô Thị Khiếu là người sáng lập Bảo tàng Đồng quê đầu tiên ở Việt Nam.

Bảo tàng Đồng quê tọa lạc tại thôn Bình Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy (Nam Định). Năm 2014, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao chứng nhận bà Ngô Thị Khiếu là người sáng lập Bảo tàng Đồng quê đầu tiên ở Việt Nam.

 

Có diện tích hơn 5.000m2, Bảo tàng Đồng quê là nơi tái hiện lại hình ảnh cuộc sống lao động, sinh hoạt của các tầng lớp dân cư vùng đồng bằng Bắc Bộ từ xưa đến nay. Bảo tàng do nhà giáo Ngô Thị Khiếu - người con của quê hương Bình Di, xã Giao Thịnh khánh thành năm 2015 sau 4 năm xây dựng.

Bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở chính giữa Bảo tàng.
Bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở chính giữa Bảo tàng.

 

Chồng nhà giáo Ngô Thị Khiếu là Thiếu tướng Hoàng Kiền (ngoài cùng bên phải), nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh, người nổi tiếng đã tạo nên kỳ tích khi đưa được hàng ngàn tấn đất từ đất liền ra xây dựng các đảo trên quần đảo Trường Sa, tạo đất màu để trồng rau xanh, và sáng kiến xây kè chắn sóng, chống xói lở và tích trữ nước ngọt cho đảo.

Nhà địa chủ được sưu tầm, phục dựng nguyên bản.
Nhà địa chủ được sưu tầm, phục dựng nguyên bản.

 

Bài trí phòng khách của nhà địa chủ được phục dựng nguyên bản.
Bài trí phòng khách của nhà địa chủ được phục dựng nguyên bản.

 

Ba nếp nhà (địa chủ, trung nông, bần nông) là 3 công trình cực kỳ độc đáo, đều được sưu tầm, phục dựng theo kiểu kiến trúc cổ xưa nguyên bản. Ảnh trên là nhà bần nông.
Ba nếp nhà (địa chủ, trung nông, bần nông) là 3 công trình cực kỳ độc đáo, đều được sưu tầm, phục dựng theo kiểu kiến trúc cổ xưa nguyên bản. Ảnh trên là nhà bần nông.

 

Bộ sưu tập bát, đĩa, âu, tước gốm men kiểu Hán thế kỷ I- III.
Bộ sưu tập bát, đĩa, âu, tước gốm men kiểu Hán thế kỷ I- III.

 

Bộ sưu tập bát và tiền cổ.
Bộ sưu tập bát và tiền cổ.

 

Bộ sưu tập mâm đồng cổ.
Bộ sưu tập mâm đồng cổ.

 

Bảo tàng còn trưng bày bộ sưu tập cực kỳ quý giá về văn minh lúa nước, các bộ sưu tập tiền cổ, đồ đồng, đồ gốm sứ... với niên đại cả ngàn năm.
Bảo tàng còn trưng bày bộ sưu tập cực kỳ quý giá về văn minh lúa nước, các bộ sưu tập tiền cổ, đồ đồng, đồ gốm sứ... với niên đại cả ngàn năm.

 

Bộ sưu tập bát, đĩa gốm men thế kỷ XIX - XX.
Bộ sưu tập bát, đĩa gốm men thế kỷ XIX - XX.

 

Bộ sưu tập vũ khí, công cụ sản xuất văn hóa Đông Sơn có niên đại 2.500 năm.
Bộ sưu tập vũ khí, công cụ sản xuất văn hóa Đông Sơn có niên đại 2.500 năm.

 

 

 

 

Bảo tàng Đồng quê hiện đang lưu giữ nhiều hiện vật quý, độc đáo tái hiện cuộc sống của cư dân đồng đồng bằng Bắc bộ với những nếp nhà tranh, các vật dụng gia đình, công cụ lao động sản xuất. Ảnh trên là bộ sưu tập công cụ lao động sản xuất của cư dân đồng bằng Bắc Bộ (bồ, đấu đựng thóc, cối dã gạo, dần, sàng gạo, dao, liềm...).
Bảo tàng Đồng quê hiện đang lưu giữ nhiều hiện vật quý, độc đáo tái hiện cuộc sống của cư dân đồng đồng bằng Bắc bộ với những nếp nhà tranh, các vật dụng gia đình, công cụ lao động sản xuất. Ảnh trên là bộ sưu tập công cụ lao động sản xuất của cư dân đồng bằng Bắc Bộ (bồ, đấu đựng thóc, cối dã gạo, dần, sàng gạo, dao, liềm...).

 

Trong khu vực Bảo tàng còn Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, hồ, vó kéo cá, có mảnh ruộng lúa nước, cùng hàng trăm loại cây quý gắn bó với đồng quê đồng bằng Bắc Bộ. Bảo tàng là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa miền quê, và hiện vẫn duy trì một số nghề truyền thống với nhà dệt chiếu, làm men rượu theo phương pháp cổ truyền để du khách tham quan. Du khách cũng có thể tham quan hoặc trực tiếp chế biến, thưởng thức các món ăn dân dã vùng quê như rượu quê, bánh gai, bánh khúc...
Trong khu vực Bảo tàng còn Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, hồ, vó kéo cá, có mảnh ruộng lúa nước, cùng hàng trăm loại cây quý gắn bó với đồng quê đồng bằng Bắc Bộ. Bảo tàng là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa miền quê, và hiện vẫn duy trì một số nghề truyền thống với nhà dệt chiếu, làm men rượu theo phương pháp cổ truyền để du khách tham quan. Du khách cũng có thể tham quan hoặc trực tiếp chế biến, thưởng thức các món ăn dân dã vùng quê như rượu quê, bánh gai, bánh khúc...

 

Khởi công năm 2011, khánh thành năm 2015, Bảo tàng Đồng quê mỗi năm đón từ 20 đến 25.000 lượt khách. Đặc biệt, du khách tham quan miễn phí hoàn toàn.
Khởi công năm 2011, khánh thành năm 2015, Bảo tàng Đồng quê mỗi năm đón từ 20 đến 25.000 lượt khách. Đặc biệt, du khách tham quan miễn phí hoàn toàn.

 

Bom bi không quân Mỹ ném xuống đường Trường Sơn
Bom bi không quân Mỹ ném xuống đường Trường Sơn

 

Vật dụng của Bộ đội Trường Sơn những năm đánh Mỹ.
Vật dụng của Bộ đội Trường Sơn những năm đánh Mỹ.

 

Thiếu tướng Hoàng Kiền nguyên là
Thiếu tướng Hoàng Kiền nguyên là "thầy giáo làng", ông tham gia nhập ngũ năm 1980 và chiến đấu ở Trường Sơn trong binh chủng công binh. Từ một người lính trưởng thành đến Tư lệnh Binh chủng công binh, sau này là Giám đốc Ban quản lý Dự án Đường vành đai biên giới trước khi nghỉ hưu, bước chân ông in dấu khắp các công trình ở Trường Sa và các tỉnh biên giới.

 

Bảo tàng Đồng quê dành một vị trí trang trọng để trưng bày các hiện vật liên quan đến những năm tháng ác liệt ở Trường Sơn, kỳ tích xây dựng các công trình thuộc quần đảo Trường Sa và các hiện vật, bộ sưu tập các loại đá khi ông cùng đồng đội mở đường vành đai biên giới..
Bảo tàng Đồng quê dành một vị trí trang trọng để trưng bày các hiện vật liên quan đến những năm tháng ác liệt ở Trường Sơn, kỳ tích xây dựng các công trình thuộc quần đảo Trường Sa và các hiện vật, bộ sưu tập các loại đá khi ông cùng đồng đội mở đường vành đai biên giới..

Theo CAND

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh