Người phụ nữ viết sách ẩm thực đầu tiên

03:04, 10/04/2018

Bà Nguyễn Thị Thúy An (1907- 1998) là phu nhân của GS. Nguyễn Xiển (tốt nghiệp kỹ sư khí tượng ở Pháp từ năm 1937- là người Việt Nam đầu tiên được chính phủ Pháp bổ nhiệm phụ trách Đài Khí tượng thiên văn đầu tiên của xứ Đông Dương (Lào, Campuchia, Việt Nam) đặt tại đồi Phủ Liễn (nay thuộc quận Kiến An- TP Hải Phòng). Vì vậy, có câu ca:

Bà Nguyễn Thị Thúy An (1907- 1998) là phu nhân của GS. Nguyễn Xiển (tốt nghiệp kỹ sư khí tượng ở Pháp từ năm 1937- là người Việt Nam đầu tiên được chính phủ Pháp bổ nhiệm phụ trách Đài Khí tượng thiên văn đầu tiên của xứ Đông Dương (Lào, Campuchia, Việt Nam) đặt tại đồi Phủ Liễn (nay thuộc quận Kiến An- TP Hải Phòng). Vì vậy, có câu ca:

“Kiến An có một núi voi

Có sông Văn Úc, có đồi Thiên Văn”

Năm ấy, GS. Nguyễn Xiển được giao trách nhiệm mở lớp quan trắc viên khí tượng cho 5 học viên để họ chuẩn bị ra đảo Paracels (tức quần đảo Hoàng Sa bây giờ) lập trạm quan sát thời tiết tại đó.

Hôm bế mạc khóa học, mừng thành công và tiễn các học viên trước khi ra đảo Hoàng Sa nhận nhiệm vụ, phu nhân của GS. Nguyễn Xiển đã làm món đặc sản thịt dê để thết đãi anh em. Mọi người ăn đều khen ngon.

10 năm sau (1947), bà Nguyễn Thúy An và nữ sĩ Vân Đài viết chung một cuốn sách về nấu ăn đầu tiên ở Việt Nam và xuất bản. Trong cuốn này, phần nuôi dê và cách nấu nướng chế biến thịt dê là của bà Nguyễn Thúy An.

Người ta kể rằng, khi chồng làm giám đốc Đài Thiên văn Phủ Liễn, bà Nguyễn Thúy An đã ở trên đồi cùng với gia đình. Ngoài việc chăm sóc con cái, giúp chồng làm việc, nghiên cứu khoa học thiên văn, bà nhìn đồi tranh, cây cối xung quanh đồi và nghĩ ngay đến việc nuôi dê. Chỉ mấy năm sau, gia đình bà có tới 50 con.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, GS. Nguyễn Xiển được Bác Hồ cử về Hà Nội, làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính Bắc Bộ.

Tháng 12/1946, kháng chiến chống Pháp bùng nổ, bà Thúy An theo chồng lên Việt Bắc. Bà tiếp tục nuôi dê để cải thiện sinh hoạt gia đình và thết đãi các bạn bè của chồng.

Sau đây là món ăn được làm từ dê:

Chú dê choai sắp bị làm thịt được buộc mõm lại và quất lia lịa để nó phải chạy lên chạy xuống cho đến khi mật lử, mồ hôi đầm đìa.

Việc buộc mõm khiến mồ hôi chỉ chạy một đường thoát qua lỗ chân lông để thịt không còn mùi hôi đặc trưng. Dê bị cắt tiết, hãm cẩn thận rồi mổ phanh bụng ra, nhồi lá ổi vào và khâu lại ngay, rồi hạ thổ chừng nửa giờ.

Sau khi cạo lông, dê bị thui bằng rơm và nứa khô, thứ này sẵn lắm. Ngay khi lửa quạt từ 4 phía được một lúc, chung quanh đã “nghe” mùi thơm. Thịt dê ngon nhất là bốn món: tiết canh, tái, nướng và lẩu.

Thính gạo để làm tái, thính đậu xanh làm cho tiết canh. Lá ổi bẻ tẻ chừng 10 lá, nướng giòn trên than và bóp vụn trộn với nhân tiết canh băm nhuyễn, nêm tí mắm gừng cho bớt mùi hôi.

Đĩa tiết canh đánh xong nom cứ như đĩa bánh đúc màu đỏ có rắc rau thơm. Món tái dê lại ngon cách khác.

Thính để riêng, tảng thịt dê lớn sau khi thui được đặt trên bàn tay vỗ vài cái rõ mạnh, thớ thịt nở ra, sẽ thai ngay và ướp, sau đó mớn trộn thính và để trên lá chuối.

Có lúc ấy được lá cơm xôi ướp cùng thị thật tuyệt! Món nướng chỉ lấy thứ thịt ba rọi, sau khi ướp nước mắm sẽ quấn mỡ chài bên ngoài và nướng, khi ăn có thêm đĩa trám đen om rất béo và bùi.

Bà Nguyễn Thúy An không ỷ lại vào chồng. 6 người con được bà nuôi dạy chu đáo, sau này đều thành đạt.

Những ngày đầu ở Đài Thiên văn Phủ Liễn, cũng như sống ở Việt Bắc, bà thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch là tự tăng gia, sản xuất trong chăn nuôi, trồng trọt. Năm 1949, GS. Lê Khả Kế- một nhà khoa học nổi tiếng- viết câu đối tặng bà:

Dương xà đa bôi tửu 

Kháng chiến tất thành công”.

LÊ HỒNG BẢO ANH (st)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh