Con chó của nhà tình báo

05:02, 15/02/2018

Thiếu tướng tình báo, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Xuân Ẩn (1927- 2006), cuộc đời và sự nghiệp của nhà tình báo chiến lược đã được nhiều người biết đến qua cuốn sách của Giáo sư sử học người Mỹ Larry Berman tựa đề Perfect Spy, dịch thành tiếng Việt "Điệp viên hoàn hảo".

Thiếu tướng tình báo, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Xuân Ẩn (1927- 2006), cuộc đời và sự nghiệp của nhà tình báo chiến lược đã được nhiều người biết đến qua cuốn sách của Giáo sư sử học người Mỹ Larry Berman tựa đề Perfect Spy, dịch thành tiếng Việt “Điệp viên hoàn hảo”.

Phạm Xuân Ẩn với chú chó quen thuộc.
Phạm Xuân Ẩn với chú chó quen thuộc.

Hình ảnh nhà tình báo vĩ đại trong lớp võ bọc phóng viên nhà báo chuyên viết chiến sự, quen biết rộng với các nhân vật cao cấp trong chính quyền Mỹ, ngụy, có thể tiếp cận nhiều tài liệu đặc biệt quan trọng, vào ra các căn cứ quân sự, ngồi trực thăng quan sát các cuộc hành quân, những báo cáo sớm của ông chính xác đến mức Đại tướng Võ Nguyên Giáp có lần nói đùa rằng “Giờ đây, chúng ta có mặt cả trong phòng chiến tranh của Mỹ”.

Phạm Xuân Ẩn nổi tiếng là người nuôi chim cảnh và huấn luyện chó giỏi ở Sài Gòn. Những con thú cưng này cũng tạo cho ông một vỏ bọc tuyệt vời trong hoạt động tình báo.

Con chó ông nuôi là giống chó Béc-giê của Đức. Những đêm ông làm báo cáo bí mật con chó nằm dưới chân.

Nếu như có cảnh sát đi khám sổ gia đình (hộ khẩu) ban đêm vào giờ giới nghiêm nghe tiếng động ở ngoài đường, nó lấy chân khều khều báo cho chủ. Khi ông chụp lại các tài liệu, bản đồ vào ban đêm nó im lặng nhìn ông, còn nếu nghe chó sủa tức là có ai đó đi bên ngoài.

Người ta thường thấy ông dẫn chó đi dạo, chuyện thường xuyên không mấy ai để ý, nhưng chỗ con chó dừng lại “đi tè” cũng là nơi chọn đặt họp thư bí mật để liên lạc với tổ chức.

Khi ông vào nhà hàng, quán cà phê như Givral, Continental là nơi tập trung giới báo chí, các quan chức, dân biểu, con chó được lệnh ngồi chờ ở ngoài xe, còn nếu được theo chủ, nó nằm yên phía dưới bàn cạnh ông.

Con chó Béc-giê cao lớn, ánh mắt sắc lạnh, hàm răng nhọn hoắc lặng lẽ canh chừng, làm cho những ai muốn đến gần cũng phải dè chừng.

Khi cần phải vào chiến khu trực tiếp báo cáo ông có thể vắng mặt ở Sài Gòn vài ngày cũng không ai nghi ngờ. Khi ấy nhiều người cứ cho rằng ông đi tìm mua chim quý hoặc đang bận huấn luyện con chó nào đó!…

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, ông có nhiệm vụ đưa Đại tá Nguyễn Văn Tàu, bí danh Tư Cang, Cụm trưởng cụm tình báo quân sự H63 đi nắm tình hình bố trí binh lực của quân Mỹ- ngụy, xác định các vị trí cần tấn công.

Ông đã tạo một vỏ bọc an toàn cho nhà tình báo Tư Cang là một người đang coi sóc đồn điền cao su ở Dầu Tiếng, thích chơi chim và đam mê chó. Bằng cách này họ có thể cùng nhau xuất hiện tại quán cà phê Givral và bất cứ nơi nào ở Sài Gòn mà không gây nghi ngờ. 

Ông Ẩn biết trước cuộc tấn công Mậu Thân khoảng 3 tháng, vừa phải lo báo cáo theo yêu cầu của tổ chức vừa lo cho sự an nguy của gia đình một khi cuộc tổng tấn công nổ ra.

Trong báo cáo về cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân ông viết: “Chúng ta thắng lợi về mặt tâm lý, cho dù chúng ta mất mát về người, nhưng trong cuộc chiến này chúng ta thắng!”.

Thật vậy chẳng bao lâu sau trận Mậu Thân Đại tướng Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ Westmoreland bị thay thế, Tổng thống Johnson phải về vườn và nước Mỹ bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình tại Paris.

Theo ông, trong nhà phải nuôi ba con vật là con chim, con cá và con chó. Con chó vừa là kẻ canh phòng, bảo vệ còn rất đổi trung thành:“Con có thể chê cha mẹ khó chứ chó không bao giờ chê chủ nghèo!”.

ANH TIẾN 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh