Những ngôi chùa miền tây độc đáo, linh thiêng

10:10, 30/10/2017

Những ngôi chùa miền Tây nổi tiếng đã góp phần tôn vinh lên nét đẹp bình dị của vùng đất Nam Bộ bấy lâu nay. Nếu ai có dịp đến với vùng đất sông nước hiền hòa thì cũng đừng quên ghé thăm những ngôi chùa này.

Những ngôi chùa miền Tây nổi tiếng đã góp phần tôn vinh lên nét đẹp bình dị của vùng đất Nam Bộ bấy lâu nay. Nếu ai có dịp đến với vùng đất sông nước hiền hòa thì cũng đừng quên ghé thăm những ngôi chùa này.

Miền Tây được xem là vùng có nhiều ngôi chùa nhất ở khu vực miền Nam Việt Nam. Nơi đây không chỉ có chùa của người Việt mà còn có nhiều ngôi chùa khác theo phong cách của người Khmer, người Hoa v.v...

Sự đa dạng các ngôi chùa miền Tây  cũng phần nào thể hiện được sự đa dạng trong quan niệm và văn hóa của người dân ở miền Tây sông nước.

1/ Chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang)

Ngôi chùa này nằm tại đường Nguyễn Trung Trực, xã Mỹ Phong, thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, ngôi chùa là một di tích với kiến trúc nghệ thuật đứng vào tốp 3 đối với những kiểu chùa của đất Nam Bộ.

Chùa có nét kiến trúc quy tựu của cả Âu và Á. Chùa có diện tích rộng khoảng 2 hecta, trước thì có sân kiểng và tượng Đức Phật Thích Ca dưới cội bồ đề.

Bên phải lại có ao sen, cùng tượng đài Bồ Tát Quan Thế Âm. Hai bên thì có nhiều ngôi tháp cổ của các vị Hòa thượng tiền bối trước kia. Trong khuôn viên chùa rợp bóng mát của nhiều cây cao và vườn cây ăn trái.

2/ Chùa Xiêm Cán (Bạc Liêu)

Chùa Xiêm Cán, một ngôi chùa của người Khmer với lối kiến trúc đặc trưng, nằm cách thành phố Bạc Liêu 7km, thuộc xã Hiệp Thành, cách không xa vườn nhãn cổ nổi tiếng.

Chùa được xây dựng hồi thế kỷ 19 với kiến trúc độc đáo với nhiều hoa văn sặc sỡ, đẹp mắt. Tọa lạc trong một khuôn viên rất rộng, cổng chùa quay về hướng Đông, sát bên đường, là một kiến trúc khá đa dạng. Bên trên ở giữa Tam quan là một bức phù điêu lớn, có chạm hình Phật.

Trên những hàng cột là phù điêu các tiên nữ và những quái vật. Theo triết lý của người Khmer, đó là những thử thách đối với Phật tử trên bước đường tu thành chánh quả.

Ngôi chùa Xiêm Cán còn là nơi diễn ra các lễ hội lớn như lễ Ok Om bok, lễ Chol Chnam Thmay, lễ Đôn Ta, không khí chùa thật vui tươi, nhộn nhịp.

Với một trong gian thoáng rộng, lối kiến trúc đặc trưng, nơi đây không chỉ là trung tâm văn hóa của người Khme mà còn là địa điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh tới tham quan, cúng bái.

3/ Chùa Dơi (Sóc Trăng)

Chùa Dơi hay còn được gọi là chùa Mahatup, đây là nơi trú ngụ của rất nhiều con dơi quạ.

Ngôi chùa cổ này được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16, lưu trữ khá nhiều báu vật quý giá như pho tượng Đức Phật làm bằng đá, các bộ kinh luật viết trên lá cây thốt nốt, hay những chiếc đèn dầu cổ.

Mỗi ngày có khoảng hàng ngàn du khách đến đây tham quan, cũng như để ngắm dơi và cầu nguyện. Ngôi chùa này nằm cách trung tâm thành phố khoảng chừng 2 km, là một ngôi chùa có kiến trúc đặc sắc bậc nhất tại Sóc Trăng.

4/ Chùa Phật Lớn (An Giang)

Nếu có dịp ghé lại tham quan An Giang, du khách hãy đến núi Cấm và tham quan chùa Phật Lớn - ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Miền Tây. Cùng với miếu bà chúa Xứ Châu Đốc, chùa Phật lớn là một điểm đến du lịch tâm linh khá hấp dẫn, thu hút đông đảo lượng khách tham quan khi ghé lại Miền Tây.

Theo như tìm hiểu của du lịch Việt Vui, chùa Phật Lớn được xây dựng khá lâu đời, khoảng năm 1912, sau đó được trùng tu lại nhiều lần.

Điểm nổi bật nhất của chùa Phật Lớn là tượng Phật Di Lặc cao 33.6m, được sách Kỷ lục Việt Nam xác lập vào năm 2006. Năm 2013, tượng Phật Di Lặc này được xác lập kỷ lục châu Á.

5/ Chùa Viên Giác (Bến Tre)

Chùa Viên Giác tọa lạc tại phường 5, Tp.Bến Tre trên một diện tích 3.500m2. Đây là một ngôi chùa có kiến trúc đẹp, được xây dựng vào khoảng năm 1870. Ngày 4 tháng 11 năm Ất Mão (1915), chùa được khởi công trùng tu và đến năm 1921 thì hoàn thành.

Chùa Viên Giác là ngôi cổ tự không chỉ nổi tiếng ở Bến Tre mà còn khắp cả miền Nam vì nơi đây đã gắn liền với phong trào chấn hưng Phật giáo của Hòa thượng Lê Khánh Hòa – một vị cao tăng tinh thông Phật học (trụ trì chùa Tuyên Linh).

Vào năm 1927, sư cụ Khánh Hòa đã tổ chức lớp giáo lý Phật học một năm cho các phật tử tại chùa.

Hiện nay, tại chùa còn lưu giữ nhiều tài liệu Phật học, kinh sách liên quan đến thời kỳ Chấn hưng Phật giáo ở Nam kỳ.

Trong những năm tháng kháng chiến chống lại thực dân Pháp, những vị trụ trì chùa đã có nhiều đóng góp cho phong trào yêu nước, điển hình như thầy Chí An.

Năm 1946, thầy Chí An với tinh thần yêu nước đã tham gia Phật giáo cứu quốc tỉnh Bến Tre. Vì thế, chùa là nơi hoạt động cách mạng, nơi hộp họp của những nhà yêu nước lúc bấy giờ.

6/ Chùa Kỳ Son (Vĩnh Long)

Chùa Kỳ Son tọa lạc ở ấp Sóc Rừng, xã Loan Mỹ, thuộc huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Chùa đã được xây dựng vào năm 1812 ngay trên phần đất 20.000 m2 bằng cột gỗ, cùng phần vách và mái bằng lá đơn sơ. Cổng chùa xây cao khoảng 7m theo kiểu Tam quan.

Chánh điện chính là công trình chính của chùa, cửa chính thì quay theo hướng Đông – Tây.

Giống như nhiều ngôi chùa Khmer khác ở Vĩnh Long, hàng năm, chùa Kỳ Son cũng đều tổ chức các hoạt động lễ hội mang đậm tính dân tộc truyền thống như Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay, lễ Ok Om Bok, lễ Sendolta và nhiều lễ hội tôn giáo khác.

7/ Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (Cần Thơ)

Thiền viện có vị trí tại ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, thuộc huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Đây được xem là Thiền viện lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ.

Thiền viện đã được khởi công xây dựng từ năm 2013 ngay trên một diện tích khoảng 38.000m2 và được khánh thành vào ngày 17-5-2014. Thiền viện được xây dựng dựa theo lối kiến trúc Lý – Trần do chính Đại đức Thích Bình Tâm làm trụ trì.

Toàn bộ các công trình thì đều được lợp mái ngói mang những sắc thái khác nhau cùng tạo nên sự hài hòa chung trong kết cấu tổng thể. Trong chánh điện có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được làm bằng đồng nặng khoảng 3,5 tấn.

Tượng Bồ Tát cùng các vị Tổ sư được tạc hoàn toàn bằng gỗ Du Sam có tuổi thọ lên tới 800 năm. Ngay từ sau khi hoàn thành, Thiền viện đã thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch đến tham quan mỗi ngày.

Trên đây là danh sách những ngôi chùa miền Tây lớn, nổi tiếng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn tham khảo. Chùa là nơi thể hiện tín ngưỡng, đời sống tâm linh của người dân địa phương.

Chính vì vậy mà khi ghé lại tham quan những ngôi chùa khác nhau, du khách sẽ phần nào thấu hiểu được văn hóa, sự đa dạng cũng như quan niệm của mỗi khu vực, mỗi vùng miền Miền Tây.

Theo MINH ANH (Phụ Nữ News)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh