Trong không khí cả nước mừng 72 năm ngày Quốc Khánh 2/9, khán giả lại được trở về với những sự kiện lịch sử hào hùng của đất nước, những câu chuyện về phẩm chất của thế hệ cha anh đi trước qua bộ phim tài liệu đầy ý nghĩa: "Người Bí thư Chi bộ của Bác Hồ".
Trong không khí cả nước mừng 72 năm ngày Quốc Khánh 2/9, khán giả lại được trở về với những sự kiện lịch sử hào hùng của đất nước, những câu chuyện về phẩm chất của thế hệ cha anh đi trước qua bộ phim tài liệu đầy ý nghĩa: “Người Bí thư Chi bộ của Bác Hồ”.
Đồng chí Lê Hữu Lập. Ảnh: Diệu Anh |
Bộ phim do đạo diễn NSƯT Phạm Việt Tùng và đạo diễn Trương Nữ Diệu Anh thực hiện. Mặc dù phim lấy chủ để quen thuộc là ca ngợi phẩm chất đạo đức người cán bộ xưa nhưng lại đem đến cho khán giả cái nhìn và cảm xúc mới lạ khi tập trung khắc họa chân dung đồng chí Lê Hữu Lập - Bí thư Chi bộ của Bác Hồ, một con người ít ai biết đến.
Bộ phim đã đưa người xem trải qua những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước thông qua cuộc đời và số phận đồng chí Lê Hữu Lập.
Sinh ra và lớn lên giữa thời đại đau thương của lịch sử; người thanh niên Lê Hữu Lập nung nấu lòng căm thù giặc, luôn khát khao góp phần giải phóng quê hương.
Vào tháng 8/1945 Lê Hữu Lập ra nhập đội ngũ cách mạng của Đảng, được tổ chức Đảng tin tưởng giao cho nhiều trọng trách.
Đến năm 1958 ông được bổ nhiệm về phục vụ Bác Hồ với vai trò là bí thư chi bộ 41, trưởng phòng văn thư của Bác. Đây là một niềm vinh dự lớn lao, là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời làm cách mạng của đồng chí Lê Hữu Lập.
Trong những năm tháng phục vụ Bác Hồ, ông Lập ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình. Đứng ở vị trí là bí thư chi bộ 41 nơi Bác sinh hoạt, mọi ý kiến, quyết định của ông đưa ra chi bộ luôn tập trung giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để người đảng viên đặc biệt Hồ Chí Minh có thể an tâm, toàn tâm toàn ý, dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân đi lên, vượt qua khó khăn trước mắt, giành độc lập dân tộc.
Trong quá trình công tác, phục vụ Bác, ông được tiếp thu đầy đủ và trọn vẹn tư tưởng, tác phong làm việc, nhân cách của Hồ Chủ tịch.
Những bài học của Bác có ảnh hưởng rất lớn với người bí thư chi bộ Lê Hữu Lập, hình thành tư tưởng, quan điểm chính trị và đạo đức cách mạng của người cán bộ Đảng.
Là cán bộ cách mạng trung thành, tận tâm với công tác phục vụ, lại là một người có năng lực tốt, đồng chí Lê Hữu Lập tiếp tục được bổ nhiệm giữ vị trí thư kí của Chủ tịch Tôn Đức Thắng sau khi Bác Hồ qua đời.
Bên cạnh Bác Tôn trong mười một năm công tác, ông Lập luôn có mặt trong mỗi chuyến đi công tác của Bác Tôn trong và sau chiến tranh.
Ở vị Chủ tịch nước, người ta luôn thấy toát lên vẻ đẹp mộc mạc, chân thành, tận tuy vì nước vì dân của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Chính những phẩm chất đó đã ảnh hưởng nhiều đến ông Lê Hữu Lập, bồi đắp trong ông cốt cách tốt đẹp, chân chính.
Cả cuộc đời tận tụy, âm thầm phục vụ hai vị chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam, nhưng cuối đời ông chỉ có duy nhất một tấm bằng khen vinh danh vì sự nghiệp phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người còn sống, nhưng đối với ông vậy là đủ cho một đời cống hiến.
Luôn tâm niệm bài học Bác Hồ dạy khi xưa về phẩm chất của người cán bộ cánh mạng, ông Lập sống một cuộc sống giản dị, trong sáng, không màng danh lợi. Đó cũng là tinh thần chung của những con người cách mạng.
Cuộc sống nay đã ấm no hạnh phúc, câu chuyện về những con người thầm lặng cống hiến cho đất nước, câu chuyện về người bí thư chi bộ trung thành của Bác Hồ, thư ký Bác Tôn, sẽ không thể là quá khứ. Chắc chắn nó sẽ tồn tại vĩnh cửu cùng thời gian, được các thế hệ sau ghi nhớ bởi đó là văn hóa, là nhân văn.
Đất nước ân tình sẽ không bao giờ quên ơn những con người cách mạng chân chính, những anh hùng thầm lặng trong lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước./.
Theo ĐCSVN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin