Thưởng thức chẳm chéo từ mắc khén ở Hà Giang

11:08, 08/08/2017

Bữa cơm đầu tiên trên vùng cao Tây Bắc của chúng tôi là ở một nhà hàng nhỏ thuộc thị trấn Yên Minh (Hà Giang) với toàn những món ăn thiên nhiên, đơn giản nhưng cực ngon. Lần đầu tiên chúng tôi được thưởng thức hương vị của loại nước chấm, chế biến từ trái mắc khén.

Bữa cơm đầu tiên trên vùng cao Tây Bắc của chúng tôi là ở một nhà hàng nhỏ thuộc thị trấn Yên Minh (Hà Giang) với toàn những món ăn thiên nhiên, đơn giản nhưng cực ngon. Lần đầu tiên chúng tôi được thưởng thức hương vị của loại nước chấm, chế biến từ trái mắc khén.

Bữa cơm đầu tiên trên vùng cao Tây Bắc với nước chấm chẳm chéo.
Bữa cơm đầu tiên trên vùng cao Tây Bắc với nước chấm chẳm chéo.

Người dân địa phương gọi là nước chấm chẳm chéo (hoặc muối chẳm chéo), nó như là nước mắm của người miền xuôi, có mặt trong hầu hết các món ăn của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc.

Chẳm chéo có nhiều loại, mỗi loại có một hương vị riêng, nhưng vẫn giữ vị chủ đạo là mắc khén, trộn với muối, ớt, hạt dổi, chanh, nước...

Chất tinh dầu tỏa ra hương thơm có mùi hồi của mắc khén, làm nên gia vị đậm đà đặc biệt cho các loại thịt rừng, gà luộc, đặc biệt là khi tẩm ướp cá suối làm món “pa pỉnh tộp” (cá nướng gập) vô cùng quyến rũ.

Bữa cơm chỉ có đọt bí luộc, tô súp ngô, cá chép suối con chỉ cỡ 2 ngón tay đổ lại và gà đồi luộc. Ban đầu, nhà hàng chỉ mang ra chén nước mắm, chúng tôi hỏi “có mắc khén hông?”, lúc sau nhà hàng mới mang ra chén nước chấm chẳm chéo, đúng theo phong vị ẩm thực vùng Tây Bắc.

Họ bảo, vì mắc khén đắt tiền nhưng sợ người miền Nam không biết thưởng thức nên... không đưa ra.

Trái mắc khén không cay như ớt, mà chỉ tạo ra vị tê nhẹ rần rần đầu lưỡi, nó có thể tẩm ướp với các loại thịt rừng, cá suối để nướng, làm khô và pha chế các loại nước chấm.

Mắc khén là một trong những loại gia vị độc đáo mà núi rừng Tây Bắc đã ban tặng người dân nơi đây, góp phần làm cho ẩm thực Việt Nam thêm phần phong phú.

Ai đã từng thưởng thức những món ăn chế biến từ gia vị này chắc sẽ không thể quên được hương vị đặc trưng không ở đâu có được, mà mỗi khi “nhớ” nó chỉ có thể lên Tây Bắc để thưởng thức mà thôi.

Bài, ảnh: NGỌC TRẢNG

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh