Xúc động chương trình nghệ thuật 'Hồn thiêng sông núi' tại Hà Nội

04:07, 23/07/2017

Tối 22/7, chương trình nghệ thuật cầu truyền hình đặc biệt "Hồn thiêng sông núi" đã diễn ra tại hai điểm cầu Quảng trường Cách mạng tháng Tám và xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

Tối 22/7, chương trình nghệ thuật cầu truyền hình đặc biệt “Hồn thiêng sông núi” đã diễn ra tại hai điểm cầu Quảng trường Cách mạng tháng Tám và xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình đặc biệt “Hồn thiêng sông núi”. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình đặc biệt “Hồn thiêng sông núi”. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Tối 22/7, chương trình nghệ thuật cầu truyền hình đặc biệt “Hồn thiêng sông núi” đã diễn ra tại hai điểm cầu Quảng trường Cách mạng tháng Tám (Nhà hát Lớn Hà Nội) và xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa (Hà Nội).

Chương trình do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2017).

Chương trình “Hồn thiêng sông núi” mang lại nhiều cung bậc cảm xúc về những tiết mục, những câu chuyện liên quan đến những người đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.

Điểm nhấn của chương trình là những màn giao lưu với nhiều nhân chứng lịch sử cùng những ký ức, câu chuyện chân thực. Đó là nhạc sĩ Phạm Tuyên, nhà văn Chu Lai, nhạc sĩ Trương Quý Hải, bà Doãn Ngọc Trâm - mẹ Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm… Xen kẽ các câu chuyện là những phóng sự, những hoạt cảnh kể về những nhân vật anh hùng, liệt sĩ như bác sĩ Vũ Đình Tụng - Bộ trưởng Bộ Thương binh Cựu binh đầu tiên của Việt Nam, các Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, 10 cô gái đã hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc…

Bên cạnh đó, chương trình cũng tạo ấn tượng cho người xem về các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, quy tụ những nghệ sĩ tên tuổi như Nghệ sĩ Ưu tú Tấn Minh, ca sĩ Khánh Ly, Phạm Thu Hà, nhóm FM Band, nhóm Bel Canto…

Bằng ngôn ngữ nghệ thuật và ký ức chân thật của các nhân chứng lịch sử, cầu truyền hình “Hồn thiêng sông núi” tiếp tục thắp lên ngọn lửa truyền thống yêu nước, truyền thống anh hùng trong mỗi người, tiếp tục tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Quảng trường Cách mạng tháng Tám (trước Nhà hát Lớn Hà Nội) đã ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Đặc biệt, ngày 11/7/1946 tại Nhà hát Lớn, đã tổ chức buổi quyên góp quần áo, giày mũ cho các chiến sĩ ngoài chiến trường, mở đầu cuộc vận động “Mùa đông chiến sĩ”. Cũng tại đây, Hồ Chủ Tịch đã cởi chiếc áo rét đang mặc để tặng chiến sĩ và đó chính là tiền đề để một năm sau, Người ra chỉ thị lấy ngày 27/7 làm Ngày Thưong binh - Liệt sỹ.

Còn xã Hòa Xá (huyện Ứng Hòa) là nơi “Chiếc gậy Trường Sơn” ra đời, trở thành biểu tượng cho lòng quyết tâm của một thế hệ thanh niên Việt Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”./.

Theo TTXVN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh