Khu mộ bà Nguyễn Thị Tuyết, ông Châu Vĩnh Huy được xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh

07:06, 21/06/2017

Ghi nhận công lao và vai trò lịch sử của danh thần Thoại Ngọc Hầu với đất nước, đặc biệt là vùng đất Nam Bộ, qua đó khẳng định công lao của ông và thân nhân đối với vùng đất cù lao Dài

Ghi nhận công lao và vai trò lịch sử của danh thần Thoại Ngọc Hầu với đất nước, đặc biệt là vùng đất Nam Bộ, qua đó khẳng định công lao của ông và thân nhân đối với vùng đất cù lao Dài;

Chủ tịch UBND tỉnh đã quyết định xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh cho Khu mộ bà Nguyễn Thị Tuyết, Khu mộ ông Châu Vĩnh Huy- thân nhân danh thần Thoại Ngọc Hầu và sẽ có kế hoạch trùng tu 2 khu mộ này tại xã Thanh Bình (Vũng Liêm) được khang trang, sạch đẹp và mở đường đi đến các khu mộ thuận lợi, tạo điều kiện thuận tiện cho nhân dân khắp nơi đến chiêm bái.

Khu mộ bà Nguyễn Thị Tuyết và khu mộ ông Châu Vĩnh Huy được xây dựng vào năm 1828, do ông Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu) đứng ra xây dựng. Công trình được xây dựng đơn sơ bằng vôi, cát, đá, ô dước, tuy không hoành tráng và nhiều chi tiết mỹ thuật, nhưng đây là tấm lòng của một người con hiếu thảo không chỉ đối với mẹ ruột mà cả với cha mẹ vợ của Thoại Ngọc Hầu. 

Khu mộ bà Nguyễn Thị Tuyết từ lâu đã rơi vào hoang phế, không còn tổ chức lễ giỗ do người thân ở cù lao Dài không còn. Các chữ Hán trên trụ cổng, bình phong bị phai mờ không thể đọc được.

Còn khu mộ ông Châu Vĩnh Huy, tuy còn hậu duệ cúng giỗ hàng năm, nhưng khu mộ này cũng đang bị xuống cấp cần tu sửa.

Việc giữ gìn và tôn tạo 2 khu mộ là việc làm cấp thiết để đền đáp công ơn của tiền nhân có công mở đất, xây dựng quê hương, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Đồng thời xây dựng nơi đây thành điểm đến du lịch, kết hợp du lịch sinh thái, vườn cây ăn trái gắn với du lịch tâm linh; vừa giáo dục truyền thống, vừa tạo nguồn thu nhập cho nhân dân, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

MINH DUY

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh