Cố nhà văn Kim Ngọc Diệu ở Nam Định cho biết: Trong một lần nói chuyện với bạn làm thơ trẻ ở TP Nam Định, Nguyễn Bính có kể một chuyện vui rằng: Trong bài thơ chú gửi vợ miền Nam, Nhà xuất bản Phổ Thông in năm 1955 có câu tả người mẹ miền Nam:
Cố nhà văn Kim Ngọc Diệu ở Nam Định cho biết: Trong một lần nói chuyện với bạn làm thơ trẻ ở TP Nam Định, Nguyễn Bính có kể một chuyện vui rằng: Trong bài thơ chú gửi vợ miền Nam, Nhà xuất bản Phổ Thông in năm 1955 có câu tả người mẹ miền Nam:
Lấy thân làm bức thành đồng cho con. Khi gửi bản thảo đến nhà in, ông không có thì giờ chăm chút cho bài thơ vì bận bịu. Lúc bài thơ in ra, ông vô cùng ngạc nhiên thấy một chữ in đã được đổi lại:
Lấy thân làm bức thành đồng che con. Từ ngạc nhiên đến sung sướng. Nguyễn Bính đánh đùi đến đét một cái hét lên:
- Che con! Hay hơn... tuyệt thật!
Vì chữ che biểu lộ rõ hơn, sâu sắc hơn và hình tượng người mẹ lớn hơn.
Ông đi hỏi khắp Ban Biên tập Nhà xuất bản xem ai chữa chữ này để cảm ơn nhưng không ai nhận chữa cả. Hỏi mãi, té ra nhà in sắp nhầm. Cái “phốt ty pô” đã chữa cho nhà thơ một chữ thật đắc ý.
LÊ HỒNG BẢO UYÊN- st
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin