Nắm bắt những khó khăn và bám sát với tình hình thực tế, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn huyện ngày càng đi vào chiều sâu, có hiệu quả.
Nắm bắt những khó khăn và bám sát với tình hình thực tế, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn huyện ngày càng đi vào chiều sâu, có hiệu quả.
Trong đó, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân đang góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới…
Xây dựng nông thôn mới có nhiều sự đóng góp từ nhân dân. Trong ảnh: Trao bằng khen cho các cá nhân có đóng góp cho An Phước đạt xã nông thôn mới. |
Bám sát với nhân dân
Ngay từ đầu năm, BCĐ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện tổ chức khảo sát nhằm nắm bắt tình hình thực tế ở các địa phương, từ đó có kế hoạch chỉ đạo thực hiện sát hơn, thông qua đó sẽ kịp thời rút kinh nghiệm và chỉ đạo.
Cũng từ đó, nhiều hoạt động diễn ra để giúp người dân hiểu sâu hơn từng nội dung của “3 hiểu, 3 tự, 3 biết” và các tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa, góp phần giúp cho địa phương đạt danh hiệu văn hóa.
Theo ông Phạm Vũ Phương- Trưởng Phòng Văn hóa- Thông tin, các cuộc tuyên truyền sâu sát hơn đến từng hộ dân đã giúp các cá nhân, hộ dân có thói quen tự ý thức, tự giác đăng ký tham gia phong trào, không còn ngán ngại trong việc chấm điểm cho bản thân mình và bình nghị chấm điểm cho các cá nhân khác trong những cuộc họp hàng quý.
Bên cạnh đó, theo ông Phương, phong trào đã bám sát tính dân chủ, công khai và giám sát các công trình xây dựng cơ bản có chất lượng hơn theo phương châm “Dân biết, dân làm, dân kiểm tra”.
“Từ đó đã góp phần làm cho kinh tế, văn hóa- xã hội ở các địa phương ngày càng phát triển, giá trị kinh tế hàng năm tiếp tục tăng trưởng, tạo điều kiện tốt nhất để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân”.
Là địa phương có nhiều thành tích trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xã Tân Long Hội đã tận dụng và phát huy tối đa sự đoàn kết và nội lực của cộng đồng dân cư, được đông đảo nhân dân tham gia.
Theo Bí thư Đảng ủy xã- Nguyễn Văn Thuyết: Người dân tham gia tích cực đã mang lại nhiều hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân và xây dựng thực lực chính trị tại địa phương.
Theo Bí thư Đảng ủy xã, nắm bắt tình hình khó khăn trong đời sống nhân dân chủ yếu bằng nghề nông, hộ nghèo, cận nghèo còn nhiều, do đó, cần phải có nhiều giải pháp để thực hiện.
Bằng nhiều hoạt động an sinh xã hội, quỹ Vì người nghèo, các phong trào giúp nhau phát triển kinh tế đã có nhiều chuyển biến. Đến nay, toàn xã có gần 100% hộ văn hóa, 100% hộ đạt an toàn, gần 94% hộ xanh- sạch- đẹp, 100% hộ đạt sức khỏe, gần 96% hộ đạt văn hóa 3 năm liền…
Xây dựng văn hóa gắn với nông thôn mới
Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa, gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng. Từ đó bám sát với thực tế, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
Theo ông Phạm Vũ Phương, hiện các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới sẽ tiếp tục giữ vững các phong trào, tiêu chí văn hóa, riêng các xã chưa đạt, BCĐ huyện cũng đã có kế hoạch dài hạn để hoàn thành các tiêu chí văn hóa, như năm 2017 định hướng quyết tâm cho Mỹ Phước, các xã Tân An Hội, Hòa Tịnh,… trong những năm tiếp theo.
“Cần bám sát với thực tế, phát huy vai trò nội lực của nhân dân trong xây dựng gia đình văn hóa, đời sống văn hóa khu dân cư, xây dựng nông thôn mới ở các địa phương”- ông Phạm Vũ Phương chia sẻ.
Phát huy tinh thần tự lực, tích cực tham gia phong trào xây dựng gia đình văn hóa, hộ ông Lưu Văn Xưa (ấp Mỹ Phú, xã Mỹ Phước) đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức, tích cực phát triển kinh tế gia đình.
Ông cho biết, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa có ý nghĩa thiết thực cho gia đình. Không chỉ góp phần cho gia đình ấm no, hạnh phúc mà còn phát huy tình làng, nghĩa xóm, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, cùng nhau xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Trong khi đó, mặc dù không có đất sản xuất, đời sống kinh tế khó khăn nhưng hộ ông Nguyễn Tấn Nghiệp (ấp An Hương 1, xã Mỹ An) vẫn quyết tâm vượt khó, xây dựng gia đình văn hóa.
Theo ông, từ nguồn vốn vay chính sách, kinh tế gia đình phát triển, đời sống dần ổn định, con cái được học hành đến nơi đến chốn là niềm động viên lớn đối với bản thân và gia đình.
“Qua nhiều năm phấn đấu, gia đình văn hóa là ngày càng ấm no, hạnh phúc và dân trí phát triển. Đây là việc làm thiết thực của gia đình khi góp phần cùng với địa phương tích cực thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới…”- ông Nghiệp chia sẻ.
|
Tính đến nay, toàn huyện Mang Thít có 24.518/25.055 hộ đạt văn hóa, chiếm gần 98%; có hơn 98% hộ đạt tiêu chí an toàn; 90% hộ xanh- sạch- đẹp; hơn 91% hộ đạt gia đình văn hóa 3 năm liên tục. Hiện có 102/110 ấp- khóm đạt tiêu chí văn hóa; có 76 ấp- khóm đạt tiêu chí khu dân cư văn hóa;…
Theo ông Phạm Vũ Phương- Trưởng Phòng Văn hóa- Thông tin: Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa không chỉ góp phần xây dựng nông thôn mới mà còn đóng góp tích cực đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Nhiều cử chỉ cao đẹp ngày càng được nhân rộng, các gương điển hình người tốt, việc tốt ngày càng nhiều… |
Bài, ảnh: KHÁNH NGUYỄN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin