Sách "Yêu thương mẹ kể", của chị Phan Thị Hồ Điệp- mẹ của dịch giả nhỏ tuổi nhất Đỗ Nhật Nam. Sách tập hợp những bài viết trên facebook của chị- "những trang viết như một lời kể về quá trình lớn lên của Nam, về những câu chuyện tản mạn dọc đường. Đôi khi là viết cho con khi con ở gần hay con đang cách xa ngàn dặm…"
Sách “Yêu thương mẹ kể”, của chị Phan Thị Hồ Điệp- mẹ của dịch giả nhỏ tuổi nhất Đỗ Nhật Nam. Sách tập hợp những bài viết trên facebook của chị- “những trang viết như một lời kể về quá trình lớn lên của Nam, về những câu chuyện tản mạn dọc đường. Đôi khi là viết cho con khi con ở gần hay con đang cách xa ngàn dặm…”
“Mình là mẹ của một cậu bé con tròn trĩnh, tình cảm, hay ríu ra ríu rít kể cho mẹ nghe những chuyện không đầu không cuối. Chỉ bấy nhiêu thôi đủ làm mình thấy mình là người hạnh phúc nhất trần đời.
Mỗi ngày nuôi con, nhìn con lớn lên, mình ngập chìm trong thứ tình cảm mênh mông của tình mẫu tử. Và mình mong muốn ghi lại thứ cảm xúc “ma mị” đầy men say đó qua những trang facebook.
Mình không ngờ là có nhiều bà mẹ yêu thích những bài viết của mình. Chắc mọi người tìm được trong đó sự gắn kết của những trái tim làm mẹ.
… Được các cô chú trong Công ty CP sách Thái Hà thương mến và động viên, mình chuyển những bài viết đó thành cuốn sách bạn đang cầm trên tay.
Mình không muốn sửa chữa gì nhiều so với những bài đã đăng, vì mình nghĩ, yêu thương thật thà dễ làm rung động những tấm lòng”- lời tâm sự của chị Hồ Điệp về cuốn sách “Yêu thương mẹ kể” của mình.
“Yêu thương mẹ kể” là ghi chép những khoảnh khắc yêu thương bên con, những kỷ niệm khi Nam còn nhỏ. Hai mẹ con lớn lên cùng nhau, và chia sẻ một phần cách chị đã nuôi dạy Nam.
Khó có thể đếm được hết yêu thương trong 48 câu chuyện và ghi chép nhỏ được bố cục rất logic trong 3 phần: Kể con nghe cuộc sống quanh con; Kể con nghe thơ ấu của con; Kể cho con nghe những câu chuyện vu vơ. “Yêu thương trong yêu thương mẹ kể nhiều lắm.
“… Mình luôn cố gắng kết hợp giữa: Dạy (truyền đạt, luyện tập cho con những kỹ năng, tri thức cần thiết cho cuộc sống); Dỗ (động viên, khuyến khích để khiến quá trình học của con trở nên hấp dẫn, hứng thú chứ không phải ép buộc, khổ sai); Nuôi (cho con ăn uống đầy đủ, hợp lý, khoa học); Nấng (cho con ăn ngon, hợp khẩu vị, ăn trong không khí vui vẻ, thoải mái)” (Con mắc lỗi rồi mẹ có thương không?) |
Tôi định làm một khảo sát nho nhỏ: đếm số từ yêu, thương, mến, vui, cười, ôm, an lành… và cả ba từ khác nữa bố, mẹ và con”- TS Nguyễn Mạnh Hùng- Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Sách Thái Hà đã viết những dòng giới thiệu như thế.
Đọc những câu chuyện của mẹ con Nhật Nam trong sách, những bà mẹ sẽ nhận được nhiều sự đồng cảm. Cứ tưởng để nuôi dạy một Đỗ Nhật Nam tài giỏi, sống chan hòa tình yêu thương thì cách nuôi dạy sẽ rất đặc biệt lắm.
Khi đọc trang sách này, chúng ta sẽ thấy rất bất ngờ bởi cách dạy con của chị quá đỗi gần gũi và dung dị. Bởi nếu ba mẹ dành thêm một chút thời gian cho con thì đều có thể “yêu thương thật thà” như thế.
Ở đó, tác giả- ở vị trí của một người mẹ lúc nào cũng ghi ghi chép chép để không muốn bỏ lại khoảnh khắc nào trong tổng quỹ thời gian có thể dành cho con. Thông điệp chị đưa ra: “Làm mẹ là một công việc thử thách nhất nhưng cũng hạnh phúc nhất”.
Chị chia sẻ rằng, với con trẻ đừng nên nóng vội. Dạy con trẻ phải có một quá trình thẩm thấu. Không phải đứa trẻ nào cũng có thể có kết quả ngay, đừng ép con làm những việc vượt quá khả năng. Hãy tận dụng những cơ hội để con phát huy khả năng của mình, để con thấy hạnh phúc.
“Một đứa trẻ được mẹ, gia đình quan tâm thì dù đứa trẻ đó không phải là học sinh xuất sắc nhưng cũng có gì đó khiến người khác đáng nhớ, đáng tin cậy.
Đó là cách cư xử đúng mực, là việc biết yêu thương mọi người, là sự cẩn thận, là sự nhạy cảm… Cho nên, mình nghĩ, tất cả những điều mẹ làm cho con có thể không thấy ngay kết quả nhưng nó sẽ nuôi đứa trẻ lớn lên cùng với những ngọt ngào” (Cùng con giai đoạn 2- 3 tuổi).
Ngược lại với mẹ con đôi khi là người bạn nhỏ, người đàn ông tâm lý, người thầy bé nhỏ trong bài học giản đơn trong hành trình làm mẹ. Con còn dạy cho mẹ bài học kiên nhẫn, về biết yêu thương bản thân, yêu thương mọi người. “Mình thấy ấm áp vì những bài học ấy. Lớp học trả học phí bằng tình yêu thương”- (Người thầy bé nhỏ).
Bằng cách nhẹ nhàng nhất, từ từ trong quyển sách “Yêu thương mẹ kể”, chị kể bí quyết nằm trong chính mỗi bà mẹ, chính là yêu thương con trẻ một cách đúng cách.
Phải chăng việc nuôi dạy con bằng tình yêu đúng cách, không cần cho roi cho vọt của ba mẹ đã giúp Nhật Nam làm nên những điều kỳ diệu so với tuổi của mình.
Ước muốn mang yêu thương thật thà dễ làm rung động những tấm lòng người đọc, tác giả đã làm được bởi vì từ tình yêu người mẹ ta bắt gặp đâu đó tình yêu của nhiều bà mẹ, của chính bản thân mình.
Đỗ Nhật Nam (sinh năm 2001), là con một gia đình cả ba và mẹ đều là giảng viên ĐH Sư phạm I Hà Nội. Dù còn ít tuổi nhưng em đã gặt hái được nhiều thành tích trong học tập, cũng như trong cuộc sống. Em đã 2 lần được trao kỷ lục Việt Nam với danh hiệu “Dịch giả nhỏ tuổi nhất” và “Người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất”. Cậu bé đi du học Mỹ vào năm 2014, đạt nhiều thành tích cao trong học tập, nhận nhiều bằng khen từ các cuộc thi và hoạt động của trường, được thư chúc mừng của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Mới đây, Nhật Nam giành được giải ba hạng mục “Nguyên tắc quản trị kinh doanh” trong kỳ thi DECA. Đây là sân chơi quy mô toàn quốc dành cho những học sinh, sinh viên đang sống và học tập tại Mỹ trong lĩnh vực tài chính kinh doanh, khách sạn, quản lý. |
Bài, ảnh: SÔNG TRĂNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin