Tô điểm cổng chào- nét đẹp ngày xuân

11:02, 02/02/2017

Những ngày đầu năm, trên bước đường du xuân đón tết từ thành thị đến nông thôn, đâu đó lại xuất diện hình ảnh cổng chào được trang trí khang trang, đẹp mắt. Đây được là nét sinh hoạt văn hóa tinh thần ở các địa phương mỗi khi tết đến xuân về.

Những ngày đầu năm, trên bước đường du xuân đón tết từ thành thị đến nông thôn, đâu đó lại xuất diện hình ảnh cổng chào được trang trí khang trang, đẹp mắt. Đây được là nét sinh hoạt văn hóa tinh thần ở các địa phương mỗi khi tết đến xuân về.

Trang trí cổng chào với tinh thần tiết kiệm nhưng đầy ý nghĩa, góp phần làm cho mùa xuân trên những vùng quê thêm vui tươi.

Đoàn viên thanh niên cùng người dân xã Trường An thực hiện cổng chào có con gà khổng lồ trước tết.

Nét đẹp ngày xuân

Từ độ hai mươi bảy tháng chạp hằng năm, cổng chào ở các nơi, đặc biệt là các xã, ấp bắt đầu khoác lên mình bộ áo mới. Từ những vật liệu đơn giản, sẵn có tại địa phương nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân đã tạo nên những cổng chào ấn tượng.

Về quê ở xã Nhơn Bình (Trà Ôn) đón tết, chị Huỳnh Ngọc Huệ làm việc tại Cần Thơ, thường lưu lại những khoảnh khắc của cổng chào quê mình để…“đăng lên face khoe với bạn bè”. Chị Huệ cho biết, tết đi qua cổng chào đẹp là rất vui, như có thêm nhiều hi vọng, phấn khởi trong năm mới.

Anh bạn đoàn viên trẻ Lý Minh Mẫn (ấp Nhơn Trí, Nhơn Bình) thổ lộ với chúng tôi, “làm cổng chào ăn tết bà con ở quê rất thích nên khi làm, ngoài đoàn viên thanh niên, đảng viên trong ấp còn có thêm… người đi đường. Ngay buổi sáng thực hiện, người dân thấy vậy người đem nước uống, người mang thêm chậu hoa vạn thọ đến để trang trí, dán giấy, người khéo tay còn dùng lá dừa nước đan bông hoa đẹp mắt,…

Minh Mẫn nói thêm, ngày làm rất khó tập hợp được tất cả anh em. Ở quê mà, đủ thứ công việc gia đình, đồng án, hễ lúc nào rãnh được thì mới bàn nhau cùng làm.

 Thường khoảng 5 người, phân chia nhau làm chưa tới buổi là xong. Xã hỗ trợ khoảng trăm ngàn đồng để mua cờ, phướn, vật dụng để trang trí, còn lại anh em kiếm thêm lá dừa, dừa nước hay đủng đỉnh,… nên hầu như chẳng mấy tốn kém.

Bí thư xã đoàn Tường Lộc (Tam Bình)- Trần Thị Bé Uyên cho biết: Làm cổng chào ở xã, ấp đều được các bạn đoàn viên nhiệt tình tham gia.

“Buổi chiều làm rất là vui. Tại cổng chào xã, từng đoàn viên sẽ chia công việc ra làm. Khi người này làm xong thì hỗ trợ cho những bạn khác. Ở xã tranh thủ làm trước ấp, để hôm sau hỗ trợ bà con trong ấp. Tại mỗi nơi, nhóm thống nhất ý kiến là làm, thường thường cùng nhau họp lại một chút để đưa ra ý tưởng, cái nào hợp thì chọn. Nếu trong lúc làm thấy có ý tưởng hay thì thêm vào.

Bà Đặng Ngọc Mai- Chủ tịch UBND xã Nhơn Bình (Trà Ôn) vui vẻ nói, hằng năm, ngoài việc thực hiện treo cờ nước, vận động bà con vệ sinh đường phố, cổng, nhà cửa,… còn trang trí cổng chào đón tết.

Cận tết, xã thành lập đoàn đi chấm điểm, trao giải thưởng những cổng chào công phu, đẹp mắt. Đây là một trong những hoạt động văn hóa nằm trong kế hoạch mừng Đảng, mừng xuân hằng năm.

Đoàn viên thanh niên cùng người dân xã Trường An thực hiện cổng chào có con gà khổng lồ trước tết.
Trang trí cổng chào với tinh thần tiết kiệm nhưng đầy ý nghĩa, góp phần làm cho mùa xuân trên những vùng quê thêm vui tươi.

Giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống

Xem qua các cổng chào từ nông thôn đến cả đô thị, phần lớn gồm các vật dụng bình thường, sẵn có như lục bình, cần xé, lá dừa, dừa nước, đủng đỉnh, buồng dừa nước, cây chuối, buồng cau, thậm chí giấy báo cũ, chai nước cũng được tận dụng.

Ngoài ra, cổng chào mừng xuân không thiếu lá cờ Tổ quốc, cờ phướn, cờ đuôi cá, khẩu hiệu chúc mừng năm mới, câu đối. Tuy vậy, ngoài những cổng chào theo khuôn mẫu thì đâu đó lại có sự xuất hiện con vật sinh động, đẹp mắt đúng theo con giáp với từng năm.

Không nằm ngoài tinh thần tiết kiệm, an toàn, tại TP Vĩnh Long hội thi văn hóa cổng chào đã thực hiện hơn 10 năm.

Qua nhiều lần đi chấm điểm cổng chào các phường, xã tại TP Vĩnh Long, họa sĩ Lương Tín Đức cho biết, những năm đầu, một số nơi làm đơn sơ, những năm tiếp sau, các nơi đã rút ra kinh nghiệm, từ đó làm cổng chào phù hợp, nói lên được tính chất, thế mạnh của địa phương.

Việc không áp dụng bằng kỹ thuật in công nghiệp mà khuyến khích người dân làm bằng thủ công với sử dụng chất liệu sẵn có tại địa phương làm tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống.

Theo họa sĩ Lương Tín Đức, để làm tốt và đẹp mắt cổng chào, một số nơi tích cực vận động xã hội hóa. Đó là việc vận động nhân dân hưởng ứng, ủng hộ vật liệu sẵn có, cùng nhau đóng góp ý tưởng cho cổng chào.

Ngoài ra, một số người dân ở các địa phương cũng tham gia trang trí nhà cửa, làm cổng chào trước ngõ.
Ngoài ra, một số người dân ở các địa phương cũng tham gia trang trí nhà cửa, làm cổng chào trước ngõ.

Vì lẽ đó, nơi nào có sự góp sức của các nghệ nhân thực sự thì các ý tưởng trên vật dụng đơn sơ nhưng rất sáng tạo, ý nghĩa như chỉ dùng thân cây chuối, buồng cau, đủng đỉnh, hạt lúa, hạt mè rồi kết thành hình thù các con vật rất khéo léo, độc đáo. Vậy là năm thìn xuất hiện con rồng, năm thân tạo hình khỉ, năm dậu hình gà,…nhưng hầu như mỗi nơi mỗi vẻ nên không kém phần hấp dẫn.

Có thể thấy, cùng với việc chỉnh trang, làm đẹp cảnh quan môi trường, trang trí cổng chào đón tết là nét sinh hoạt văn hóa được các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện mỗi khi tết đến xuân về.

Không chỉ tạo không khí vui tươi, phấn khởi, mà còn nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, góp phần chào đón một năm mới với nhiều thắng lợi mới.

Bài, ảnh: NGỌC DIỆP

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh