Giếng bậc thang cổ ở Ấn Độ

02:02, 08/02/2017

Giếng bậc thang là một công trình kiến trúc cổ độc đáo, một giải pháp cho vấn đề thiếu nước ở Ấn Độ thời xưa.

Giếng bậc thang là một công trình kiến trúc cổ độc đáo, một giải pháp cho vấn đề thiếu nước ở Ấn Độ thời xưa.

Những bậc thang zig-zag của giếng Chand baori, Rajasthan, Ấn Độ. Nguồn: DAILY MAIL
Những bậc thang zig-zag của giếng Chand baori, Rajasthan, Ấn Độ. Nguồn: DAILY MAIL

Giếng bậc thang (gọi là baori hay baoli), là cấu trúc phân tầng bằng đá đi sâu xuống lòng đất, dùng để dự trữ nước mưa và khai thác nước ngầm, cung cấp nước quanh năm cho người dân ở vùng khí hậu khô cằn.

Ngoài lối đi là bậc thang dẫn xuống lòng đất để việc lấy nước dễ dàng hơn, chúng thường có hệ thống những mái vòm, cột chạm khắc công phu, những hoa văn, tác phẩm điêu khắc cầu kỳ. Có thể nói những giếng bậc thang là công trình có thiết kế kiến trúc tuyệt vời không kém gì những đền thờ và cung điện cùng thời.

Giếng bậc thang cổ nhất được tin rằng ra đời từ năm 550 sau Công nguyên còn hầu hết những công trình tương tự tồn tại đến nay được xây dựng từ sau thế kỷ thứ 10.

Giếng bậc thang được tìm thấy nhiều ở khu vực khô cằn phía Tây và phía Bắc của Ấn Độ, nơi công cộng ở thành thị cũng như dọc theo các tuyến đường chính, được mở cửa cho cả cộng đồng sử dụng.

Qua thời gian, giếng bậc thang trở thành một trung tâm tụ họp của dân địa phương, nhất là phụ nữ - những người đến lấy nước mỗi ngày.

Nằm trong số những giếng nước tiêu biểu và nổi tiếng nhất Ấn Độ có thể kể đến Chand baori, giếng bậc thang được xem là lớn nhất và sâu nhất của Ấn Độ.

Chand baori được xây dựng từ thế kỷ thứ 9 ở vùng đất khô cằn Rajasthan, mặt trên cao 13 tầng, phần dưới mặt đất sâu hơn 30m và có hệ thống 3.500 bậc thang theo được xếp hình zig-zag ngoạn mục.

100 năm trước, có gần 3.000 công trình giếng nước rải rác khắp những vùng khan hiếm nước của Ấn Độ.

Tuy nhiên, do mực nước ngầm suy giảm, dân số ngày càng tăng và con người dần hướng đến sử dụng nguồn nước tận nhà như vòi nước hay bồn chứa, những giếng bậc thang dần rơi vào quên lãng.

Nhiều giếng cổ còn sót lại cũng bị hư hại thậm chí nhiều khi người dân trong khu vực có giếng cũng không nhận ra sự tồn tại của chúng.

Một số giếng được giữ gìn tốt hơn được khai thác trở thành một điểm thu hút du khách, những người muốn khám phá công trình kiến trúc độc đáo và sáng tạo của người xưa.

Theo Hậu Giang Online

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh