ĐBSCL có thêm 2 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

06:02, 11/02/2017

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố danh mục 11 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2017 thuộc 4 loại hình: Lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng, Nghệ thuật trình diễn dân gian, Tri thức dân gian. 

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố danh mục 11 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2017 thuộc 4 loại hình: Lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng, Nghệ thuật trình diễn dân gian, Tri thức dân gian.

Một buổi Hát Sắc bùa do các nghệ nhân Bến Tre biểu diễn.
Một buổi Hát Sắc bùa do các nghệ nhân Bến Tre biểu diễn.

Khu vực ĐBSCL có 2 di sản được công nhận là Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer (huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) và Hát Sắc bùa Phú Lễ (xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre).

Hát sắc bùa xuất hiện ở Bến Tre vào khoảng thế kỷ XVIII, có nguồn gốc ở miền Trung, do lưu dân khẩn hoang miền Nam mang theo.

Đây là loại hình diễn xướng dân gian trong những ngày Tết cổ truyền của người dân Bến Tre với ý nghĩa chúc tụng người yên vật thịnh, gia chủ phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn trong công việc làm ăn, gia đình đầm ấm.

Còn tri thức và kỹ thuật viết kinh trên lá Buông đã được người Khmer vùng Bảy Núi (An Giang) gìn giữ hơn trăm năm qua. Với những bí quyết và chất liệu riêng có ở địa phương, những tờ kinh lá Buông ghi lại lời kinh, lời Phật dạy được các vị sư sãi và bà con Khmer gìn giữ, quý báu.

Theo Cần Thơ Online

 

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh