Khám phá hành trình bí ẩn của những bộ tóc giả, tóc nối

10:11, 21/11/2016

Truyền thông Anh nói rằng Trung Quốc chính là công xưởng sản xuất tóc giả của cả thế giới nhưng tại sao các sản phẩm tóc giả lại ít khi được dán nhãn "Made in China"?

Truyền thông Anh nói rằng Trung Quốc chính là công xưởng sản xuất tóc giả của cả thế giới nhưng tại sao các sản phẩm tóc giả lại ít khi được dán nhãn "Made in China"?

Liệu có phải tóc chỉ là quá trình chuyển từ đầu người này sang đầu người khác, có điều gì bí mật ẩn chứa trong hành trình đó hay không?

Theo BBC, khi tìm kiếm trên mạng về tóc giả, tóc nối, màn hình máy tính sẽ hiện ra vô số lựa chọn khiến người xem hoa mắt như "tóc trinh nữ" Peru, Brazil, tóc Mông Cổ, tóc remy Ấn Độ, tóc châu Âu... Nhưng có một điều lạ là rất hiếm các sản phẩm tóc có xuất xứ từ Trung Quốc.

Tác giả cuốn sách "The Secret Lives of Hair," nhà nhân chủng học Emma Tarlo đã mất 3 năm để tìm hiểu về những sợi tóc rụng, những mớ tóc cắt đi rốt cuộc đã đi đến đâu? Bà phát hiện ra rằng Trung Quốc là nhà xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất về tóc. Trung Quốc cũng là thu được một lượng lớn tóc thật từ người Trung Quốc.

Bà nói: "Những người làm trong nghề này đều biết rằng "Made in China" được coi là nhãn hiệu tiêu cực nên họ đã dùng phương thức kinh doanh hấp dẫn hơn."

Theo nguồn tin, những dư liệu về tóc trên mạng cho thấy tóc của người Trung Quốc dày và cứng nhất, tóc của người Philippines tương tự nhưng sáng bóng hơn, tóc của người Brazil thì có tính đàn hồi và tóc người Ấn Độ có độ bóng tự nhiên.

Loại tóc cung cấp cho thị trường cao cấp chính là "tóc trinh nữ," những loại tóc chưa qua bất kỳ xử lý hóa học nào. Tóc remy cũng là loại tóc lấy trực tiếp trên đầu.

Loại tóc xếp hạng thấp được gọi là "tóc tiêu chuẩn." Từ này là thuật ngữ dùng trong kinh doanh chất thải được lấy đi từ lược. Dù là Trung Quốc sản xuất hay không nhưng những lọn tóc dài và mượt đều bắt nguồn từ những chiếc lược hay nắp cống trong nhà vệ sinh.

Tarlo nói rằng các xưởng sản xuất ở Trung Quốc thường gọi phế thải từ lược là "tóc tiêu chuẩn," bởi đại đa số tóc đều được thu thập từ con đường này.

Đống tóc chưa được phân loại tại Myanmar. (Nguồn: Emma Tarlo)
Đống tóc chưa được phân loại tại Myanmar. (Nguồn: Emma Tarlo)


Từ góc độ kinh doanh, cách để biết tóc giả, tóc nối rốt cuộc là từ loại tóc nào còn phụ thuộc vào tố chất của các nhà giao dịch trong dây chuyền sản xuất, trong đó tồn tại rất nhiều hiện tượng lạm dụng nhãn hiệu nhưng những người đi thu mua tóc thường không nghi ngờ, khách hàng của các tiệm làm tóc cũng không hỏi gì về điều này.

"Nhưng mọi người thường không mong muốn bị 'bóng ma,' chủ sở hữu cũ của tóc gây phiền toái, bởi sử dụng, mua bán bộ phận cơ thể người khác khiến tâm trạng người ta không thoải mái," Tarlo nói.

Từ đầu đến cuối, chuỗi cung ứng đều bao phủ bởi bí mật, chải tóc, phân loại, gia công phế thải từ lược đã trở thành một chuỗi hoàn chỉnh.

Mặc dù tóc thành phẩm luôn qua Trung Quốc để đến các thị trường mục tiêu nhưng bản thân tóc nguyên liệu lại đến từ rất nhiều các quốc gia châu Á. "Không có sự phân biệt, tất cả trộn lẫn vào nhau," Tarlo nói. Cả khu vực châu Á đều xuất hiện những câu chuyện tương tự: những người phụ nữ có tóc dài thường gom những sợ tóc bị rụng hay tóc sau khi cắt, sau vài năm sẽ mang đi bán.

Tóc được tập trung tại một nơi và lần lượt qua tay nhiều người, cho đến cuối cùng đã đến các nhà máy phân loại ở Bangladesh, Myanmar và Ấn Độ. Tại những nơi này, nhân công giá thành rẻ và mọi người đều mong chờ một công việc.

Tarlo đã đến Myanmar và Ấn Độ để thăm các nhà xưởng phân loại tóc. Bà nhìn thấy những người phụ nữ ngồi trên sàn, tháo từng cuộn tóc, chải và phân loại theo độ dài. Người phụ nữ nói: "Công việc này vô cũng vất vả, cần tới 80 giờ đồng hồ để sắp xếp 1,5kg tóc."

Công nhân làm việc tại một xưởng phân loại tóc ở Chennai, Ấn Độ. (Nguồn: Emma Tarlo)
Công nhân làm việc tại một xưởng phân loại tóc ở Chennai, Ấn Độ. (Nguồn: Emma Tarlo)


Tại Myanmar, mỗi người phụ nữ sẽ nhận 100g tóc vào buổi sáng, và 100g tóc vào buổi chiều. Người dân trong làng cũng đi thu gom những cuộn tóc, sau đó sắp xếp lại và mang bán lại cho tiểu thương.

Bước tiếp theo là gia công. Lớp ngoài cùng của tóc là biểu bì, có chứa các lớp vảy keratin, giống như vảy cá. Vảy karetin thường xuôi theo một hướng. Tuy nhiên, tóc phế thải thì thường dính bết với nhau, hướng của vảy karetin lộn xộn.

Tarlot giải thích rằng ở Trung Quốc, những loại tóc này thường được ngâm vào một loại hóa chất, loại bỏ hoàn toàn biểu bì. "Điều này có thể giải quyết được vấn đề tóc rối nhưng sau khi loại bỏ lớp biểu bì sẽ khiến chất lượng của tóc càng kém đi. Tuy nhiên dù thế nào thì thành phẩm cuối cùng vẫn rất tuyệt. Bạn sẽ không thể tưởng tượng hành trình nó đã trải qua".

Theo LAN PHƯƠNG (VIETNAM+)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh