8/11 năm nay, "Ngày đô thị Việt Nam" đã vào tuổi lên tám. Tuy còn khá non trẻ và chưa định hình rõ nét, nhưng theo các nhà chuyên môn, trong những năm qua, hệ thống đô thị của Việt Nam đã có những bước phát triển về cả số lượng và chất lượng.
8/11 năm nay, “Ngày đô thị Việt Nam” đã vào tuổi lên tám. Tuy còn khá non trẻ và chưa định hình rõ nét, nhưng theo các nhà chuyên môn, trong những năm qua, hệ thống đô thị của Việt Nam đã có những bước phát triển về cả số lượng và chất lượng.
Nếu năm 1999, cả nước có 629 đô thị thì đến cuối năm 2015 đã là 787 đô thị. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống đô thị được đánh giá là đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế- xã hội chung của đất nước.
Bởi tăng trưởng kinh tế ở khu vực đô thị trung bình đạt từ 12- 15%, cao gấp 1,5- 2 lần so với mặt bằng chung cả nước. Đặc biệt, nguồn thu từ khu vực đô thị, nhất là của các thành phố lớn chiếm tới 70-75% trong cơ cấu GDP cả nước.
Song, mới đây, tại Đại hội lần 4 của Hiệp hội Các đô thị Việt Nam (ACVN), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chỉ ra những vấn đề mà đô thị Việt Nam vẫn còn phải đối mặt. Chẳng hạn, sự dịch chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị đã kéo theo áp lực lớn lên hệ thống hạ tầng đô thị. Dẫn đến những vấn đề về giao thông, y tế, môi trường, thoát nước…
Đặc biệt là các đô thị hiện đang thiếu các khu nhà ở xã hội phù hợp với khả năng của người dân, mà theo Phó Thủ tướng: Nếu không có giải pháp, ngay bên cạnh những khu nhà chọc trời sẽ xuất hiện những khu “ổ chuột”.
Vì vậy, Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ để phát triển nhà ở xã hội. Đồng thời, những vấn đề khó khăn, bất cập của đô thị như đã nêu trên cũng cần được giải quyết, nhằm phát triển các đô thị hài hòa, phù hợp nhu cầu đặc điểm của Việt Nam nhưng cũng tiếp cận được với xu thế đô thị hiện đại.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia, dự kiến tỷ lệ đô thị hóa sẽ tăng lên 50% vào năm 2025.
Một ngày cho đô thị- để các đô thị có thể tự “nhìn lại mình” trong quá trình phát triển!
NGUYÊN CHƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin