Chiếc váy trắng mà các cô dâu mặc trong ngày cưới được coi là biểu tượng của sự trinh trắng và thanh khiết, nhưng sự thật có phải như vậy?
Chiếc váy trắng mà các cô dâu mặc trong ngày cưới được coi là biểu tượng của sự trinh trắng và thanh khiết, nhưng sự thật có phải như vậy?
Khác với tư duy của nhiều người cho rằng màu váy trắng thuộc truyền thống lâu đời tôn vinh sự tinh khiết trong ngày cưới, câu chuyện thực sự hoàn toàn không như vậy.
Trong lịch sử, váy cưới không phải là đồ mặc một lần và mang màu trắng tinh, mà chỉ đơn thuần là bộ váy đẹp nhất mà cô gái đó sở hữu. Họ sẽ mặc lại nó trong những dịp trang trọng.
Hầu hết đều màu đen, vốn có độ bền cao vì ít bị bụi bẩn. Đa số tránh mặc màu trắng vì rất khó giữ sạch và vật liệu ren, vải trắng khá đắt tiền. Phụ nữ còn tự may váy nên các khuyết điểm sẽ dễ lộ trên vải trắng.
Nữ hoàng Victoria trong ngày cưới |
Từ thời Trung Cổ, các trường hợp mặc váy trắng chỉ đếm trên đầu ngón tay (Công chúa Philipa của Anh kết hôn với hoàng tử Đan Mạch năm 1406). Tới tận năm 1840, Nữ hoàng Anh Victoria mặc chiếc váy trắng trong đám cưới và đưa nó thành mốt mới.
Trong 50 năm tiếp theo, con gái các gia tộc lớn tại Anh và Mỹ bắt đầu theo đuổi trào lưu này. Ở thế kỷ 19, giới quý tộc vẫn là chuẩn mực cho xã hội nên váy trắng đã trở thành mốt mới.
Vào thế kỷ tiếp theo, giới tư bản bắt đầu phất dần và cũng tiếp bước tầng lớp quý tộc. Lúc này, hai giai cấp có quyền thế áp ý nghĩa mới cho chiếc váy trắng: tôn vinh sự thanh khiết của cô dâu.
Đây chắc chắn không phải là mục đích của Victoria, mà chỉ là do bị gán ghép quan điểm. Vậy là từ một trào lưu, váy cưới trắng biến thành một dạng chuẩn mực truyền thống.
Sau đó, hai cuộc thế chiến đã bẻ gãy ám ảnh của giới giàu có về trinh tiết. Sự thiếu thốn đã khiến vật liệu may trở nên khan hiếm. Tuy nhiên, "cơn sốt" váy trắng vẫn không hạ nhiệt.
Thay vào đó, dù của các binh sĩ thường làm từ vải trắng nên có khá nhiều trường hợp phụ nữ lấy vải dù may váy.
Mẫu váy cưới dành cho hoa hậu Mỹ giữa thế kỷ trước |
Đến những năm 1930, marketing của các nhà mốt và tuyên truyền của chính phủ rằng chiến tranh bảo vệ "chính nghĩa, gia đình và người thân" làm hình ảnh chiếc váy trắng mới tinh in vào đầu các cô dâu trẻ. Truyền thống con gái mặc lại chiếc váy trang trọng của mẹ hoàn toàn biến mất.
Chiến tranh kết thúc, số lượng người kết hôn tăng vọt và nhu cầu váy cưới cũng vậy. Lúc đó, công nghệ dệt may đã tiên tiến hơn và vải không còn đắt như trước.
Vài chục năm sau, khoảng thập kỷ 1960-1970, người người chuộng đồ may sẵn nên váy cưới càng ngày càng rẻ hơn. Và kể từ đó, váy trắng hay màu ngà trở thành điều bắt buộc trong mỗi lễ cưới cho tới tận ngày nay.
Dù vẫn có nhiều cô dâu bắt đầu chọn màu váy khác thì màu trắng vẫn là lựa chọn "thuận mắt" nhất cho dịp trang trọng nhất của mọi nền văn hóa./.
Theo Dân Việt
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin