Chùa Tây An - biểu tượng giao lưu văn hóa của người Việt – Khmer – Chăm

03:10, 22/10/2016

Với nhiều nhà nghiên cứu, chùa Tây An (thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang) là biểu tượng điển hình của sự giao lưu và tiếp biến văn hóa vật chất Việt- Khmer và Chăm Islam trên địa bàn An Giang. Đây được xem là biểu tượng hòa hợp dân tộc trong quá trình cộng cư.

Với nhiều nhà nghiên cứu, chùa Tây An (thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang) là biểu tượng điển hình của sự giao lưu và tiếp biến văn hóa vật chất Việt- Khmer và Chăm Islam trên địa bàn An Giang. Đây được xem là biểu tượng hòa hợp dân tộc trong quá trình cộng cư.

Chùa Tây An là một trong rất ít ngôi chùa Phật giáo Bắc tông cổ ở Nam Bộ. Sự hiện diện của ngôi chùa đóng vai trò quan trọng trong việc yên định tâm lý con người ở vùng biên ải Châu Đốc khi các cư dân Việt đến đây khai hoang, lập làng sinh sống.

Chùa Tây An, núi Sam, Châu Đốc.
Chùa Tây An, núi Sam, Châu Đốc.

Theo lịch sử ghi lại, chùa Tây An được Tổng đốc An Hà Doãn Uẩn xây dựng vào năm 18471: Tương truyền, sau một ngày kinh lý mệt mỏi, quan Tổng đốc Doãn Uẩn vẫn không ngủ được.

Đêm biên cương trời lộng gió, Ngài đứng trên tháp canh ở đồn An Giang (gần chợ Châu Đốc) dõi mắt nhìn xa, bỗng thấy một vầng mây ngũ sắc từ chân núi bay lên. Trên ấy có vị Bồ tát tăng, hình dung khác tục, cạo tóc để râu, mặt nông dân rám nắng, nhìn xuống trần đời ánh mắt long lanh.

Phía sau vị bồ tát là thiện nam tín nữ hát những khúc nhạc du dương mừng mùa lúa bội thu. Thế là ít hôm sau, một ngôi chùa tường gạch, nền đá xanh, lợp ngói đỏ được dựng lên nơi phát tích2. Hai năm sau, khi xây dựng xong (năm 1849), có sự xuất hiện Ông Đạo Đoàn Minh Huyên3 về đây "tá túc".

Chưa có tư liệu chính thống ghi lại cụ thể vai trò của Đoàn Minh Huyên đối với việc xây cất chùa Tây An, cũng như cụ Doãn Uẩn hoàn thành ngôi chùa này đến đâu.

Nhưng có thể khẳng định rằng, ngôi chùa sơ khởi bằng tre lá đơn sơ trước khi Doãn Uẩn xây dựng. Có giả thiết: Doãn Uẩn là người có công lập nên ngôi chùa, nhưng chưa hẳn là xây dựng với những lối kiến trúc hoàn chỉnh. Điều này có nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất là do không đủ nguồn nhân lực, vật lực và người có tay nghề xây dựng, bởi hoàn cảnh xã hội nơi đây vừa bước qua chiến tranh, đói khổ.

Thứ hai là vào thời gian trên, tín ngưỡng dân gian vùng này với Bà Chúa Xứ núi Sam rất mạnh. Phải chăng Doãn Uẩn dựng lên ngôi chùa đơn sơ tre lá để thực hiện nhu cầu tâm linh của bản thân?

Còn việc xây dựng hoàn chỉnh ngôi chùa có lẽ đợi đến vai trò của các nhà sư phái Lâm Tế, trong đó có cả sức mạnh niềm tin vào Ông Đạo Đoàn Minh Huyên bấy giờ.

Phía trên kiểu kiến trúc này là “mái vòm” hình “củ hành” theo kiểu kiến trúc thánh đường của người Chăm Islam. Xung quanh “mái vòm” và một số nét trang trí viền của kiến trúc chùa Tây An là hình ảnh rắn thần Naga theo kiến trúc chùa Khmer Nam Bộ.

Niềm tin mà người dân đặt vào Ông Đạo Đoàn Minh Huyên rất lớn. Trước kia, cơ ngơi thờ phượng chật hẹp, không đáp ứng được nhu cầu tâm linh, phải chăng những tín đồ của ông đã cho xây cất lại ngôi chùa này.

Từ đó, ngôi thờ tự được xây cất lại khang trang từ những nghệ nhân dân gian là tín đồ của Ông Đạo Đoàn Minh Huyên. Điều này lý giải kiến trúc chùa Tây An mang đậm yếu tố giao lưu văn hóa.

Đoàn Minh Huyên (1807-1856), còn có tên là Đoàn Văn Huyên, đạo hiệu Giác Linh, được tín đồ gọi tôn kính là Phật Thầy Tây An. 

Ngoài vai trò là người sáng lập giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương bản địa đầu tiên ở An Giang, ông còn là một nhà yêu nước, nhà dinh điền đã có công khai hoang nhiều vùng đất ở Nam Bộ.

Đó là kiểu dáng thánh đường của người Chăm, cách đó khoảng 5km- bên kia bờ sông Hậu, thuộc làng Chăm Châu Phong (nay thuộc thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang).

Người Chăm đến cư ngụ ở An Giang vào khoảng năm 1757, theo dấu chân Tuần phủ Nguyễn Cư Trinh từ Chân Lạp (nay là Campuchia) về phòng thủ An Giang; và sinh sống đông nhất vào thời kỳ Minh Mạng4.

Vì vậy, khi Đoàn Minh Huyên đến chùa Tây An tu tập, các tín đồ đến xây dựng lại ngôi chùa thì đã có một vài Majid (thánh đường lớn) và Surao (nhà cầu kinh nhỏ dành cho xóm, ấp) của người Chăm Islam tồn tại. Các Majid, Surao với những lối kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn Hồi giáo Islam.

Majid và Surao là biểu tượng tôn giáo của người Chăm Islam An Giang, không chỉ là nơi tín ngưỡng của người Chăm mà còn giúp ấm lòng người Việt qua những lời đọc kinh hằng ngày vang lên nơi thánh đường, thuở lập đất.

Thời gian này, đã có những cuộc giao hôn giữa người Chăm và người Việt trong quá trình quần cư. Do vậy, kiến trúc của các Majid, Surao in vào tâm thức người Việt, hay từ chính Ông Đạo Đoàn Minh Huyên khi "vân du độ đời".

Kết quả là những người thợ dân gian, hoặc chính Ông Đạo Đoàn Minh Huyên đem dáng dấp kiến trúc Majid, Surao của Hồi giáo Islam vào chùa Tây An một cách hữu thức hay vô thức.

***

Nhìn bên ngoài, tổng thể kiến trúc chùa Tây An rất đặc biệt. Chùa vừa mang hình dáng kiến trúc quen thuộc của đình, chùa Nam Bộ, lại có sự hòa trộn với kiến trúc của thánh đường Hồi giáo Islam, ở phần chóp đỉnh của ngôi chùa.

"Đặc trưng kiến trúc cơ bản nhất trong việc tích hợp kiến trúc Chăm đối với kiến trúc chùa người Việt (không có đình), chính là đơn giản hóa kiểu mái "vòm cung tròn" (còn gọi là mái "củ hành"), tạo thành điểm nhấn đặc biệt trên tổng thể kiến trúc mặt đứng"5.

Hệ thống kiến trúc hình "củ hành" là kiểu kiến trúc độc đáo của Thánh đường Hồi giáo Islam. Mỗi thánh đường đều có hai, ba hoặc nhiều hơn những "củ hành" trên nóc thánh đường.

Xung quanh "củ hành" có nhiều mái vòm, hoặc không. Ngoài ý nghĩa tôn giáo, biểu tượng "củ hành" còn mang giá trị văn hóa kiến trúc độc đáo.

Chính sự "bắt mắt" này đã tác động đến ý thức thẩm mỹ trong việc xây dựng chùa. Chùa Tây An là một biểu tượng điển hình trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giai đoạn này.

Ở chùa Tây An, một khối hình chóp "củ hành" được xây phía trước tiền diện làm đỉnh ngôi chùa. Xung quanh "củ hành", có các mái vòm hình vòng cung như một bộ khung của cánh cửa.

Phía trên cùng cũng là một hình chóp
Phía trên cùng cũng là một hình chóp "củ hành" không mái vòm, tạo thành một Tupa hình chóp "củ hành" 2 tầng, mang đậm dấu ấn kiến trúc thánh đường Hồi giáo Islam thường thấy ở các thánh đường của người Chăm An Giang.

Đặc biệt, chùa Tây An còn mang "hơi thở" kiểu dáng chùa Khmer và biểu tượng Phật giáo Nam tông. Điểm nhấn giao lưu văn hóa Việt- Khmer ở ngôi chùa qua việc trang trí hình tượng đầu rắn thần Naga. 

Đầu rắn thần Naga bảy đầu hướng về phía trước vòm hình "củ hành", hay được đắp nổi (hoặc lọng) theo trang viền mái chùa, cả trên hình tháp Tupa "củ hành" kiến trúc Chăm.

Hình tượng rắn thần Naga của Bàlamôn giáo và Phật giáo của người Khmer ở chùa Tây An mang một ý nghĩa tôn giáo: gìn giữ những báu vật của Phật trong chùa, tương tự như quan niệm của chùa Khmer.

Kiến trúc chùa Tây An là sự dung hợp ba luồng văn hóa Việt - Khmer- Chăm qua tay nghề của những nghệ nhân đương thời, thể hiện sự tiếp nhận hữu thức hay vô thức quá trình tổng hợp các biểu tượng tôn giáo để hình thành nên biểu tượng văn hóa hợp thể Việt – Khmer - Chăm qua hình ảnh ngôi chùa.

***

Trong dòng chảy cộng cư, giao lưu, tiếp biến văn hóa, người Việt- Khmer- Chăm nói riêng, các tộc người cùng sinh sống ở "tiểu vùng văn hóa thu nhỏ" An Giang nói chung, trở thành một kiểu mẫu về hòa hợp dân tộc, hòa hợp tôn giáo.

Điều đó trả lời cho câu hỏi tại sao vùng đất đa tôn giáo, đa dân tộc như An Giang lại không xảy ra xung đột dân tộc hay tôn giáo như nhiều địa phương của các nước khác trong khu vực.

Theo Cần Thơ Online

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh