Nhân Ngày sân khấu Việt Nam, tối 12/9 (nhằm ngày 12/8 âm lịch), Hội Văn học nghệ thuật và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức buổi lễ kỷ niệm.
Nhân Ngày sân khấu Việt Nam, tối 12/9 (nhằm ngày 12/8 âm lịch), Hội Văn học nghệ thuật và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức buổi lễ kỷ niệm.
Người dân xã Thành Lợi (Bình Tân) say mê đến với sân khấu hát bội mỗi dịp cúng đình - ảnh: P.NAM |
Các đại biểu đã cùng nhau ôn lại truyền thống của sân khấu Việt Nam nói chung và Vĩnh Long nói riêng. Lịch sử sân khấu Việt Nam được manh nha từ thời nhà Đinh vào thế kỷ thứ X. Trải qua hàng nghìn năm, sân khấu Việt Nam trở thành giá trị tinh thần vô giá của dân tộc.
Đến tháng 5/1957, Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam được chính thức thành lập. Phát triển trên nền của đờn ca tài tử, sân khấu Vĩnh Long ra đời khá sớm và phát triển gắn liền với những tên tuổi như Cô Bảy Vĩnh Long, nghệ sĩ Thành Tôn, Bạch Lệ, Bạch Lý, Bạch Long, Út Trà Ôn, Thanh Hương, Lệ Thủy…
Đến thời kỳ chống Mỹ, đoàn văn công Cửu Long ra đời năm 1961 đã làm nên diện mạo cải lương trong thời kỳ kháng chiến. Ngày nay, sân khấu cải lương đang gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn luôn được các thế hệ nghệ sĩ vun đắp, được Đảng và nhà nước quan tâm.
Dịp này, các nghệ sĩ cùng các CLB đờn ca tài tử trong tỉnh cũng đã giao lưu biểu diễn những trích đoạn hát bội, cải lương cùng những bài tổ bản của đờn ca tài tử ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi sự đổi thay trên quê hương đất Vĩnh (ảnh).
Tin, ảnh: THÚY QUYÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin