Ngày 21/6, tại quê nhà Vĩnh Kim, Tiền Giang của Giáo sư – tiến sĩ (GS-TS) Trần Văn Khê, các môn sinh và những người bạn đã làm lễ tiểu tường cho GS trong không gian thật ấm cúng và ý nghĩa.
Ngày21/6, tại quê nhà Vĩnh Kim, Tiền Giang của Giáo sư – tiến sĩ (GS-TS) Trần Văn Khê, các môn sinh và những người bạn đã làm lễ tiểu tường cho GS trong không gian thật ấm cúng và ý nghĩa.
GS-TS Trần Văn Khê là cây đại thụ của nền âm nhạc dân tộc Việt Nam đã qua đời vào ngày 24/6/2015. Ông ra đi để lại sự tiếc thương vô hạn không chỉ cho người thân mà người dân cả nước, những ai từng mến mộ tài năng lẫn sự cống hiến của ông cho nền âm nhạc dân tộc đều cảm thấy tiếc nhớ.
Năm nay, nhân ngày giỗ đầu của GS Trần Văn Khê, những người học trò của ông đã cùng nhau thực hiện hành trình về lại quê hương ông tại Vĩnh Kim, Tiền Giang.
Tại quê nhà của GS-TS Trần Văn Khê, lễ tiểu tường của ông đã được học trò và bạn bè tổ chức chương trình văn nghệ đặc sắc theo phong cách văn hóa cổ truyền, vinh danh giá trị xưa của Việt Nam và tri ân công đức của GS-TS Trần Văn Khê.
Con trai của GS Trần Văn Khê - ông Trần Quang Hải cũng từ Pháp trở về để dự ngày giỗ đầu của cha. Ông nói: “Tôi từ Pháp trở về dự đám giỗ đầu của cha tôi, trở về đây bạn bè có, học trò có và có cả những người ái mộ.
Điều này khiến tôi cảm thấy rất vui, không chỉ là lễ tưởng niệm thường mà tất cả những câu lạc bộ đờn ca tài tử Nam Bộ, những nghệ sĩ nổi tiếng, những người làm trong nhạc viện... điều này sẽ rất ấm lòng ba tôi ở suối vàng.
Trong chương trình không chỉ có đờn ca tài tử Nam Bộ mà còn có ca trù, những điệu hát ru, hay những làn điệu gắn liền với âm nhạc truyền thống Việt Nam. Tôi cảm nhận được truyền thống đang được tiếp nối và ngày một tiếp nối rộng rãi hơn”.
Trong chương trình còn có sự góp mặt của tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, đều là những người bạn vong niên của GS Trần Văn Khê cũng không ngại xa xôi cùng về quê dự ngày giỗ đầu của giáo sư Khê. |
Trước đó, buổi chiều tại nhà nơi thờ linh vị của GS-TS Trần Văn Khê đã được các thầy đọc kinh tụng và tưởng nhớ ông.
Và vẫn còn đó, những nỗi đau của sự ra đi. Chị Trần Thị Na, người giúp việc cho giáo sư 10 năm cuối đời đã không nén được xúc động khi có mặt trong ngày giỗ của thầy. |
18h30 cùng ngày, trước linh vị ông chương trình văn nghệ được bắt đầu. Trong chương trình, những phần trình diễn từ tân cổ giao duyên, tuồng tích, ngâm thơ, hát ru, ca trù... được diễn trên nền các nhạc cụ dân tộc do những nghệ sĩ đàn nhạc cụ dân tộc biểu diễn, tất cả như một lời kính viếng đến hương hồn người đã khuất.
Nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng cùng những nhạc công trong những nhạc cụ dân tộc đàn cho tất cả những tiết mục trình diễn trong chương trình. |
Trong đó, những trích đoạn cải lương rất nổi tiếng như: Tô Ánh Nguyệt, Câu thơ yên ngựa, Nhụy Kiều tướng quân... được trình diễn mang lại nhiều cảm xúc cho người xem.
Đặc biệt là phần biểu diễn của NSƯT Tú Sương với trích đoạn |
Câu thơ yên ngựa.
Một mình NSƯT Tú Sương trình diễn đến 4 vai để thể hiện trích đoạn này, để lại ấn tượng sâu sắc cho những ai có mặt trong chương trình. |
Trích đoạn Nhụy Kiều tướng quân do nghệ sĩ Minh Đức và Diệu Thanh biểu diễn |
Trích đoạn Tô Ánh Nguyệt |
Đặc biệt, nghệ nhân ca trù Phạm Thị Huệ cũng từ Hà Nội bay vào dự lễ giỗ của giáo sư.
Nghệ nhân ca trù Phạm Thị Huệ và con gái không quản đường xá xa xôi từ Hà Nội bay vào Sài Gòn và về Tiền Giang tham gia chương trình văn nghệ đặc biệt này. Bà cũng là một trong những học trò được GS-TS Trần Văn Khê vô cùng yêu quý lúc sinh thời. |
Câu lạc bộ tài tử cũng có những bài vọng cổ quen thuộc và cả những sáng tác mới để dâng lên GS Khê.
Ngoài ra, những làn điệu hát ru Nam Bộ, diễn ngâm thơ, những điệu múa hoa sen, múa mâm... cũng được giới thiệu trong chương trình. |
Tiết mục múa cũng được mang vào trong chương trình, một trong những điệu múa nét văn hóa đậm bản sắc của người Việt. |
Con trai GS-TS Trần Văn Khê, GS Trần Quang Hải đã biểu diễn đàn môi, gõ muỗng là những phần trình diễn nổi tiếng mà ông đã biểu diễn hơn 60 năm qua trên khắp thế giới. |
Anh Nhật Quang, học trò của GS Trần Văn Khê là người đã đứng ra tổ chức lễ tiểu tường cho thầy tại quê nhà, mời những nghệ sĩ, những học trò đã gắn bó với thầy cùng trở về Vĩnh Tường trong ngày đặc biệt này.
Anh chia sẻ việc đứng ra thực hiện chương trình này: “Ngày giỗ của GS-TS không chỉ là ngày giỗ đơn thuần để đến thắp nén hương cho người mà chúng tôi muốn ngày giỗ của thầy thành ngày hội văn hóa để cất lên tiếng gọi yêu quê hương tha thiết, làm sao cho tinh thần của GS-TS Trần Văn Khê sống mãi trong lòng mỗi chúng ta”.
Theo BĂNG CHÂU (Dân Trí)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin